[Tinh thần dân chủ] Chương 15: Thầy thuốc, hãy tự chữa bệnh
Trong năm 2006, Kettering Foundation, chuyên về chiến lược củng cố dân chủ, đã tập họp hơn chín trăm “người Mỹ tiêu biểu” vào một loạt diễn đàn để thảo luận về tình hình chính trị ở Mỹ.1 Các cuộc thảo luận vẽ ra bức tranh đầy lo lắng, vỡ mộng, và ghẻ lạnh của các công dân Hoa Kỳ. Những người tham gia không chỉ đơn giản nói rằng đất nước “đang đi sai đường”, như vẫn thường xảy khi gặp khó khăn, chiến tranh dẫm chân tại chỗ, và chính quyền tổng thống có thành tích chính trị đáng thất vọng. Hơn thế, họ ít tin vào các nhà lãnh đạo của cả hai đảng, sự tức giận vì quyền lực quá lớn của các nhóm lợi ích đặc biệt, giữ thế thượng phong trong những chiến dịch đấu thầu, khó chịu trước sự phân cực trong đời sống chính trị, và cảm giác cho rằng họ bất lực, không thể thay đổi được gì. Trong tuyệt đại đa số trường hợp, những người tham gia nói rằng các quan chức dân cử “quan tâm nhiều hơn đến các nhóm lợi ích đặc biệt và những người vận động hành lang hơn là quan tâm tới quyền lợi của xã hội.”2
Tương tự như thế, các diễn đàn cho thấy sự suy giảm trong xã hội dân sự và ý thức về trách nhiệm công dân, đặc biệt là ước muốn của những công dân bình thường trong việc tham gia các tổ chức, làm công việc tự nguyện và hiến tặng cho cộng đồng. Từng là thành tố quyết định tinh thần dân chủ của Mỹ, cái tinh thần hồi đầu thế kỉ XIX đã làm cho Alexis de Tocqueville choáng váng, xu hướng liên kết và tham gia tiếp tục suy giảm, có thể là do sự ghẻ lạnh dẫn tới sự xa rời, có thể là vì dân chúng đã trở thành thụ động hơn về mặt chính trị khi họ nghiêng về tiêu thụ và giải trí. “Tiền quyết định”, báo cáo của tổ chức này nhận xét và người Mỹ tin rằng “người công dân trung bình không có tiếng nói và không có đại diện.”3 Như các diễn đàn đã chỉ ra, một số người tham gia có nhiều hi vọng hơn về khả năng củng cố dân chủ trong các cộng đồng địa phương, nhưng một số người khác “trở về với tâm trạng yếm thế và chán nản như khi họ tới.”4
Các quan điểm được nêu ra trong các nhóm phỏng vấn nhanh phù hợp với tình huống rộng hơn của dữ liệu về dư luận xã hội. Trừ giai đoạn loé sáng sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, từ năm 2000, sự tin tưởng của xã hội vào chính phủ đã và đang giảm dần, và trong những năm gần đây, chỉ còn khoảng một phần ba người Mỹ “tin rằng chính phủ ở Washington làm được điều đúng mà thôi”. Cũng tương đương với mức độ tin tưởng trong giai đoạn Watergate, tức là giảm từ ba phần tư hồi cuối những năm 1950 và đầu 1960 và thậm chí là từ hơn một nửa tại đỉnh điểm của những cuộc phản đối chiến tranh Việt Nam hồi đầu những năm 1970.5 Ở châu Âu, sự suy giảm đột ngột niềm tin vào chính phủ và các chính trị gia cũng thể hiện rất rõ.6 Hơn nữa, “74% cử tri [Hoa Kỳ] trong cuộc thăm dò chớp nhoáng dư luận sau khi bỏ phiếu năm 2006, coi tham nhũng và vấn đề sắc tộc là “rất” (33%) hay “cực kì” (41%) quan trọng” – quan trọng hơn cả chiến tranh Iraq.7 Kettering Foundation kết luận rằng “cuộc thảo luận trong toàn quốc, tập trung vào sự tham gia của công chúng về vấn đề quá rắc rối này có thể là chìa khóa để làm giảm sự ghẻ lạnh, thiếu vắng niềm tin và yếm thế đang lan tràn.”8 Nhưng, trong khi củng cố đời sống dân chủ thông qua đối thoại thực chất là tốt đối với dân chủ nhưng đấy hầu như không phải là mục đích tự thân. Những người tham gia vào các diễn đàn này phản ứng với những vấn đề nằm sâu trong cơ cấu và hiệu quả của chế độ dân chủ Mỹ, tức là những vấn đề không phải chỉ nói mà sửa chữa được. Tuy nhiên, nhiều người không muốn phá bỏ hay thay đổi hệ thống theo bất kỳ cách nào. Trong khi một số người ủng hộ việc dùng công quỹ để tài trợ cho các chiến dịch tranh cử, coi đây là “bước đi đúng hướng”, nhưng những người khác lại kiên quyết phản đối, nhất là nếu nó lại làm cho thuế khóa gia tăng.9
Ngày càng có nhiều người Mỹ cảm thấy rằng cách thức hoạt động của chế độ dân chủ của họ có gì đó không đúng – và họ hoàn toàn có lí. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là một trong những nền dân chủ tự do, được thiết chế hóa và mạnh mẽ nhất trên thế giới, nhưng nền dân chủ này cũng có những vấn đề nghiêm trọng và thậm chí là đang gia tăng: tham nhũng chính trị, lạm dụng tín nhiệm, lạm dụng các quyền tự do, suy giảm chủ nghĩa hợp hiến và phân cực của nền chính trị đảng phái. Muốn thúc đẩy và truyền cảm hứng cho dân chủ một cách hiệu quả ở những nơi khác trên thế giới, Hoa Kỳ phải là nước đáng tin cậy ngay trong thực tiễn dân chủ của mình. Không có chế độ dân chủ nào là hoàn hảo, nhưng Hoa Kỳ phải trở thành chế độ dân chủ tốt hơn và là chế độ dân chủ đang cải cách, đấy là nói nếu muốn cho những lời kêu gọi thúc đẩy dân chủ của nước này được người ta đáp ứng. Không thể tiếp tục nói: “Làm như chúng tôi nói, đừng làm như chúng tôi làm” được nữa.
NGĂN CHẶN THAM NHŨNG
Tôi đã khẳng định trong cuốn sách này rằng ngăn chặn tham nhũng là thành tố quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh để xây dựng xã hội tự do và thịnh vượng trên toàn thế giới. Không có chính phủ tương đối lương thiện tận tụy với lợi ích của xã hội chứ không phải vì lợi ích của chính mình thì phát triển sẽ chậm chạp. Nếu tham nhũng và lạm dụng chức quyền lan tràn trong chế độ dân chủ thì người dân sẽ mất niềm tin vào chế độ này. Phần lớn các chương trình trợ giúp chính trị và kinh tế xuất phát từ giả định ngầm rằng đây là những vấn đề của các nước đang phát triển và hậu cộng sản chứ không phải của các nước dân chủ công nghiệp. Đúng là những chế độ dân chủ giàu có ở Bắc Mỹ, châu Âu và Australia là những nước đứng đầu trong việc phòng chống tham nhũng. Nhưng những nước này cũng khác nhau về mức độ phòng chống tham nhũng (hay chí ít là bị hiểu như thế), một số nước kém hơn hẳn những nước khác. Sự thất vọng với tham nhũng chính trị của người Mỹ là hoàn toàn có căn cứ: Trong báo cáo “Chỉ số nhận thức tham nhũng” (Corruption Perceptions Index) năm 2006 của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) Hoa Kỳ (cùng với Bỉ và Chile) xếp thứ 20, đứng sau Hong Kong, Nhật Bản và Pháp trong phòng chống tham nhũng.10
Nhiều người Mỹ (và phần lớn những người đang thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài) có xu hướng nghĩ rằng tham nhũng công khai – lạm dụng theo kiểu tội phạm hình sự chức quyền để mưu lợi cá nhân – là hiện tượng hiếm có ở Hoa Kỳ. Chắc chắn đấy không phải là hiện tượng diễn ra thường xuyên, phần lớn các quan chức chính phủ không nhận hối lộ hay ăn cắp công quỹ. Nhưng mỗi năm các công tố liên bang cũng cáo buộc hơn một ngàn người tội liên quan tới tham nhũng.11 Từ năm 1986, mỗi năm Bộ tư pháp Hoa Kỳ kết án khoảng 485 quan chức tội tham nhũng.12 Đa số những người bị kết án không phải là quan chức dân cử, nhưng cũng có một số người là nghị sĩ lỗi lạc của Quốc hội Hoa Kỳ. Năm 2002, hạ nghị sĩ Jim Traficant Jr., đảng viên Dân chủ bang Ohio, bị kết án mười tội liên quan tới tham nhũng, trong đó có ăn hối lộ, trốn thuế và gian lận.13 Bị kết án tám năm tù giam, sau đó Traficant bị loại ra khỏi hạ viện, đây là người đầu tiên bị loại kể từ năm 1980; tháng 11 năm 2002, ông ta tranh cử – từ trong nhà tù – để giành lại ghế trong Quốc hội và nhận được 15% phiếu của những người không đảng phái.14 Năm 2002, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, Robert Torricelli bang New Jersey quyết định không tranh cử để được tái cử sau khi vướng vào vụ lùm xùm về tham nhũng và tài chính trong chiến dịch tranh cử (mặc dù không bị chính thức kết án.)15 Tháng 8 năm 2005, FBI ghi được hình ảnh William Jefferson, hạ nghị sĩ đảng Dân chủ bang Louisiana đang nhận 100.000 USD tiền mặt từ một thám tử bí mật, như một phần của chuyên án về tham nhũng. Số tiền này sau đó được tìm thấy trong ngăn đựng thức ăn đông lạnh trong tủ lạnh nhà Jefferson ở Wasgington, D.C.16 Mặc dù sự kiện là hai trợ tá của Jefferson đã nhận tội tham nhũng và lôi kéo Jefferson vào vụ này, nhưng Jefferson vẫn tái cử hạ viện vào tháng 11 năm 2006 và vẫn làm việc trong Quốc hội khi ông ta chuẩn bị tài liệu để bảo vệ mình về mặt pháp lí. Tháng 11 năm 2006, một hạ nghị sĩ khác, Randy “Duke” Cunningham, thuộc đảng Cộng hòa bang California, đã phục vụ bảy nhiệm kì và là cựu phi công hải quân, đã phải từ chức sau khi nhận tội đã ăn đút lót 2,4 triệu USD và báo cáo láo về thu nhập.17 Ông này bị tù hơn 8 năm và phải nộp lại 1,8 triệu USD.18 Tháng 1 năm 2006, doanh nhân và luật sư thuộc đảng Cộng hòa, Jack Abramoff, nhận ba tội liên quan tới lừa gạt các khách hàng làm nghề vận động hành lang và mua chuộc các quan chức. Tháng 6 năm 2006, tiết lộ từ một vụ tai tiếng đã buộc lãnh đạo phe đa số tại hạ viện, Tom DeLay, đại diện bang Texas, từ chức sau khi hai trợ lí của ông này nhận tội liên quan tới tham nhũng, và tháng 10 năm 2006, một hạ nghị sĩ Cộng hòa nữa thuộc bang Ohio, Bo Ney, thú nhận những tội tương tự.19
Trong thập kỉ trước, mỗi năm Bộ tư pháp cũng buộc tội khoảng một trăm quan chức nhà nước tội tham nhũng.20 Trong số những vụ ô nhục nhất, cựu thống đốc bang Louisiana, đảng viên Dân chủ, bị tòa án liên bang kết án tháng 5 năm 2000 mười bảy lần tham nhũng, trong đó có tống tiền những doanh nghiệp đang tìm giấy phép tổ chức đánh bạc trên thuyền thả neo trên sông bị cho là mang đến cho vị thống đốc bất lương hơn 1 triệu USD.21 Tháng 7 năm 2004, thống đốc bang Connecticut, đảng viên Cộng hòa, John Eowland, đã phải từ chức vì bị nghi là đã nhận quà và các dịch vụ khác từ những doanh nghiệp tìm cách kí hợp đồng với nhà nước.22 Ông ta đã nhận tội tham nhũng và sau đó bị kết án một năm tù.23 Tháng 8 năm 2005, thống đốc bang Ohio, đảng viên Cộng hòa, Bob Taft, bị kết tội tham nhũng vì không công khai quà tặng và những chuyến đi chơi golf do những người vận động hành lang và các doanh nghiệp tổ chức.24 Tháng 4 năm 2006, cựu thống đốc bang Illinois, đảng viên Cộng hòa, George Ryan, bị kết án mười tám tội liên quan đến tham nhũng.25 Trong khi làm thống đốc bang từ năm 1999 đến năm 2003, Ryan đã đưa hàng triệu USD từ doanh nghiệp nhà nước sang các trợ tá để nhận quà tặng cho mình, cho bạn bè và gia đình mình.26
Nếu những vụ vi phạm này là hãn hữu chứ không phải thường xuyên như trong nhiều chế độ dân chủ vừa xuất hiện, thì Hoa Kỳ cũng nên có thái độ khiêm tốn khi thuyết giáo cho thế giới về quản trị tốt.
Ở EU vấn đề còn xấu hơn. Như Carolyn Warner trình bày trong tác phẩm tuyệt vời của bà, nhan đề The Best System Money Can Buy (tạm dịch: Hệ thống tốt nhất mà tiền có thể mua), trong số những nền dân chủ có uy tín ở châu Âu, quá trình hội nhập kinh tế, tư nhân hóa, phân quyền và cạnh tranh gia tăng đã
và đang cung cấp động cơ và mảnh đất màu mỡ cho hiện tượng đút lót, “lại quả” và những hành động phi pháp khác. Những khoản tiền này thường dùng để tài trợ cho các đảng phái, các chiến dịch tranh cử và làm giàu cho những người có chức có quyền.27 Kết quả là, tham nhũng công khai, mặc dù được che đậy một cách khéo léo, đã ăn sâu bén rễ vào nền chính trị và thương mại châu Âu:
Gian dối và tham nhũng chiếm tỉ lệ khá lớn trong ngân sách của châu Âu và những vụ ồn ào đình đám về việc tài trợ cho các đảng phái trong các nước làm cho nhiều người kết luận rằng trong các nước dân chủ châu Âu, tham nhũng đã trở thành hiện tượng bình thường chứ không còn là hãn hữu nữa. Những vụ tham nhũng ở Đức trong những năm cuối 1990 và đầu 2000 kéo theo hàng triệu Euro… Các công ty của Pháp thường phải trả 2-5% hợp đồng với nhà nước cho các đảng phái chính trị. Tập đoàn quốc phòng và kĩ nghệ đã tư nhân hóa của Pháp, Thales… đang bị… điều tra về việc hối lộ các quan chức ở Pháp, Hy Lạp, Argentina và Campuchia… và lừa dối chính EU. Sau khi trở thành Thị trường Duy nhất, các công ty xây dựng của Đức đã lập mưu để giành những hợp đồng mua bán của chính phủ, và có bằng chứng chứng tỏ rằng từ năm 1999 đến năm 2006 tập đoàn Siemen của Đức đã chi tới 420 triệu EUR (553 triệu USD) hối lộ để giành các hợp đồng ở hải ngoại, trong nước và trong các lân bang của EU như Hy Lạp và Italy.27
Warner chỉ ra rằng, không thể ngăn chặm được tham nhũng (ở châu Âu và những nơi khác) bằng niềm tin vào thị trường hay bằng cách phân tán quyền lực và nguồn lực khỏi thủ đô vì ở địa phương tham nhũng còn tệ hại hơn. Cơ chế giám sát và thực thi pháp luật ở EU quá yếu và bị quá nhiều ảnh hưởng chính trị. Hơn nữa, các nước thành viên EU chưa thiết lập được những biện pháp dân chủ trong việc tài trợ cho các chiến dịch chính trị hay kiểm soát chi phí đang gia tăng rất nhanh. Những khoản “lại quả” phi pháp cung cấp những khoản tiền lớn cho các đảng phái và chiến dịch và ở đây, tài trợ chính trị cũng còn chưa được minh bạch. Xã hội nào cũng có, không nhiều thì ít, xu hướng lạm dụng quyền lực và tìm cách tích lũy tài sản bằng những biện pháp dễ dàng nhất và phải sử dụng những thiết chế pháp lí mạnh mẽ, độc lập và có đủ nguồn lực thì mới ngăn chặn hiệu quả được. Sự kiện là cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến trên bình diện toàn cầu, không nước nào hay nền văn hóa nào có điểm tựa đặc biệt về đạo đức.
GIẢM MUA BÁN ẢNH HƯỞNG
Những hình thức tham nhũng tinh vi đã trở thành thực tế thâm căn cố đế ở Mỹ và đã tạo ra sự chậm trễ trong việc đòi hỏi đổi mới. Phần lớn những khoản tài trợ cho các chính đảng ở Hoa Kỳ và ứng viên phù hợp với lời văn của luật bầu cử, nhưng nó được dùng để tạo ra ảnh hưởng chính trị, phá hoại tinh thần phục vụ lợi ích công cộng chứ không phải phục vụ quyền lợi riêng tư. Thực chất, công ty và các nhóm lợi ích đặc biệt khác, bằng những khoản đóng góp cho chiến dịch, có thể mua được chính sách công và luật pháp. Phương tiện thường dùng để bán ảnh hưởng là “những khoản tiền cho mục đích cụ thể”được đưa vào luật. Những khoản này còn được gọi là “thùng thịt lợn”, tức là dành riêng cho “những dự án hay hoạt động hoặc thiết chế đặc biệt, không cần bên hành pháp yêu cầu hay những khoản thêm vào cho những khoản tài trợ đã có, Quốc hội chuyển trực tiếp cho những hoạt động đặc biệt nào đó.”28 Một số khoản dành riêng là những cố gắng của Quốc hội nhằm thúc đẩy những mục tiêu chính trị, như dân chủ ở Miến Điện hay nhấn mạnh vào chăm sóc sức khỏe ban đầu trong các khoản viện trợ nước ngoài. Nhưng phần lớn những khoản này chỉ đem lại lợi ích kinh tế hay khu vực địa lí hạn hẹp và được ấn định mà không hoặc chưa được cân nhắc kĩ (hay thậm chí là nhận thức rõ), thường là kết quả của vận động hành lang.
Sự nảy nở các khoản dành riêng là triệu chứng của quá trình suy giảm chất lượng của dân chủ ở Hoa Kỳ. Từ năm 1994 đến năm 2006, số lượng các khoản dành riêng đã tăng lên gấp ba lần và trong một số lĩnh vực còn gia tăng hơn hẳn (ví dụ, trong lĩnh vực giao thông đã tăng từ 167 vào năm 1996 lên hơn 2.000 vào năm 2005.)29 Trong giai đoạn này, tiền chi cho các khoản dành riêng trong ngân sách Bộ giao thông đã tăng từ chưa tới 800 triệu USD lên hơn 3tỉ, trong ngân sách Lầu Năm Góc đã tăng từ dưới 3 tỉ lên trên 9 tỉ và trong ngân sách các Bộ Thương mại, Tư pháp và Ngoại giao đã tăng từ 2,5 tỉ lên 9,5 tỉ. Ở Bộ ngoại giao, chỉ trong một thập kỉ, số lượng các khoản dành riêng đã tăng gấp mười lần và chiếm tới hơn một phần năm toàn bộ các khoản chi tiêu.30 Nổi tiếng là trường hợp sau đây: Năm 2004, thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, Ted Steven và hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, Don Young, cả hai đều là người Alaska, đã đòi khoản dành riêng là 200 triệu USD để xây cây cầu nối với đảo Gravina (chỉ có 50 người) với Alaska, mặc dù ở đây đã có bến phà, cứ năm phút lại có một chuyến. Những người phê phán đã gọi dự án này là “cây cầu dẫn đến vô tăm tích.”31 Có thể kể những ví dụ đáng ngờ khác, đấy là dự án bồn tiểu không cần nước trị giá 1 triệu USD của bang Michigan (chủ công ty chế tạo bồn tiểu tiết kiệm nước là cựu thứ trưởng nội các bang) và dự án trị giá 400.000 USD để xây dựng viện bảo tàng bình pha trà ở bang Bắc Carolina (ngôi nhà để chứa sáu ngàn bình pha trà.)32
Sự phát triển mang tính bùng nổ các khoản dành riêng song hành với sự bùng nổ tương tự trong hoạt động vận động hành lang. Năm 2005, ở Washington, D. C., có thêm 34.750 người đang kí làm người vận động hành lang tức là gấp hai lần số người đăng kí năm 2000.33 Từ năm 1998 đến năm 2005, chi tiêu cho vận động hành lang toàn liên bang tăng gần 60%, lên tới 2,28 tỉ USD.34 Các khoản dành cho “thùng thịt lợn” đã được tăng cường bởi đội quân và các công ty vận động hành lang, chuyên môn hóa trong việc bảo đảm những khoản dành riêng cho thân chủ của mình, trong đó có các công ty tư nhân, các nhà thầu của chính phủ, các trường đại học, các đô thị và chính quyền các bang.35 Đặc biệt đáng ngại là các khoản dành riêng cho phép những người làm luật chuyển tiến cho những thân chủ mà không có bất cứ cuộc đấu thầu có tính cạnh tranh nào, làm mất cả tính hiệu quả lẫn tính công bằng. Công ty hay trường đại học có thể nhận được tài trợ đơn giản chỉ vì nằm ở địa phương có nhà làm luật được chỉ định vào ủy ban thích hợp hay có đủ sức thuê công ty vận động hành lang mà thôi.36 Với những khoản tài trợ khủng do những người vận động hành lang cung cấp cho các chiến dịch chính trị, hiện nay, nhiều người tin rằng những khoản tài trợ của chính phủ là để bán. Trong nhiệm kỳ ở hạ viện, Jerry Lewis, hạ nghị sĩ bang California, đảng viên Cộng hòa, được nói là đã đòi được những khoản dành riêng trị giá hàng trăm triệu USD từ ngân sách liên bang cho các thân chủ của một người bạn thân và đồng nghiệp cũ ở thượng viện bang, kiêm nhà vận động hành lang Bill Lowery. Đến lượt mình, trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2005, Lowery, các đối tác trong công ty vận động hành lang của ông ta và các thân chủ của công ty này đã dành tới 37% của khoản tài trợ trị giá 1,3 triệu USD cho ủy ban hành động chính trị của Lewis.37 Các khoản dành riêng và đóng góp cho chiến dịch đều là hợp lệ. 38 Sau vụ bê bối của Duke Cunningham và những vụ khác, các ứng viên Dân chủ đã tấn công “văn hóa tham nhũng” của đảng Cộng hòa và tháng 11 năm 2006 đã giành được quyền kiểm soát cả hai viện trong Quốc hội. Cả hai đảng đều tiến hành thảo luận rộng rãi về cải cách các khoản dành riêng và quốc hội mới được bầu đã bắt đầu tiến hành cải cách, bắt đầu bằng việc công khai những đòi hỏi về các khoản dành riêng. Ý tưởng là các chính trị gia sẽ không thích tài trợ cho những dự án đáng ngờ nếu tên tuổi của họ bị công khai gắn với đề nghị tài trợ cho dự án đó. Tháng 1 năm 2007, cả thượng viện lẫn hạ viện cùng thông qua quy định công khai mới, đòi hỏi rằng nghị sĩ cả hai viện phải đệ trình đề nghị bằng văn bản những khoản dành riêng, trong đó có tên và địa chỉ của người nhận tài trợ dự kiến, mục đích và chứng nhận rằng nghị sĩ hay vợ/chồng người đó không có quyền lợi tài chính trong dự án; những đề nghị cho bất kì dự luật nào được đưa ra bỏ phiếu cũng đều sẽ được đưa ra công khai. Thượng viện còn đòi hỏi rằng, trong vòng 48 giờ sau khi nhận, các ủy ban phải đăng công khai yêu cầu các khoản dành riêng trên Internet.39
Minh bạch hơn nữa bao giờ cũng là bước đi quan trọng đầu tiên trong bất kì cố gắng nào nhằm ngăn chặm việc mua bán ảnh hưởng. Nhưng đấy chưa phải là đủ và sẽ không đủ trong việc kiềm chế những khoản dành riêng. Những người ủng hộ cải cách còn chú ý tới một trong những nguồn gốc của vấn đề – ngành vận động hành lang đang bùng nổ. Luật công khai vận động hành lang (Lobbying Disclosure Act) năm 1995 yêu cầu những người vận động hành lang phải đăng kí với thượng và hạ viện và lập báo cáo hàng năm, ghi rõ khách hàng và chủ, vấn đề mà họ vận động, chi phí ước tính cho quá trình vận động. Tuy nhiên, việc thực thi luật lệ về vận động hành lang lại được giao cho các văn phòng còn thiếu nhân viên của thư kí hạ viện và thư kí thượng viện, những người này lại gửi những trường hợp được cho là vi phạm cho chưởng lí Hoa Kì khu vực Columbia.40 Ngoài ra, luật này còn có lối thoát cho các chiến dịch “quần chúng” và “ẩn danh”. Vận động hành lang quần chúng là huy động quần chúng tiếp xúc với những người ban hành luật pháp để trình bày về vấn đề và nhắm tới những công dân bình thường chứ không phải quan chức, những người vận động hành lang có thể tránh được luật về công khai nhưng vẫn tạo được ảnh hưởng với những người ban hành luật pháp. Vận động ẩn danh là tài trợ cho các nhóm trên tuyến đầu tức là những nhóm chỉ có nhiệm vụ che dấu người tài trợ vận động hành lang, vì chỉ có nhóm trên tuyến đầu là phải đăng kí, còn người tài trợ thực sự thì ẩn danh.
Sư ghê tởm của cử tri trước những vụ bê bối đã tạo được động lực cần thiết cho quốc hội thông qua những cuộc cải cách đã được chờ đợi từ lâu về vận động hành lang và đạo đức vào tháng 1 năm 2007. Luật lệ mới cấm các nghị sĩ cả hai viện nhận quà, dự tiệc hay những chuyến du lịch do những người vận động hành lang hay các tổ chức thuê những người vận động hành lang, đồng thời cấm họ không được mượn máy bay của các công ty với giá ưu đãi. Các đạo luật này còn cấm các nghị sĩ đang rời nhiệm sở đàm phán với những người sử dụng thuê mướn họ trong tương lai – như các công ty vận động hành lang và các tập đoàn hay trường đại học quan tâm tới vận động hành lang – cho đến khi bầu xong người kế nhiệm và không cho các thượng nghị sĩ trực tiếp hay gián tiếp vận động thượng viện trong vòng hai năm, thay đổi đáng kể vì hơn một phần ba nghị sĩ nghỉ hưu năm 2005 lập tức trở thành những người vận động hành lang. Những người vận động hành lang phải công khai hoạt động quyên góp cho các thượng nghị sĩ, ví dụ như tổ chức những người đóng góp cho chiến dịch (tranh cử – ND), moi tiền đóng góp cho chiến dịch và moi tiền của khách hàng và bạn bè, sau đó đưa đống hóa đơn cho ứng viên có ghi rõ tên người đóng góp, gọi là “gói”.
Trong khi những luật lệ mới này bổ sung cho nhiều cải cách mà các nhóm theo dõi chính phủ đã kêu gọi, nhưng còn xa mới có thể coi là đủ. Thứ nhất, cơ cấu của lực lượng thực thi những điều luật này phải được xem xét lại nhằm thiết lập trách nhiệm giải trình theo chiều ngang cứng rắn hơn nữa. Được ban hành năm 2007, những bộ luật về vận động hành lang, những chuyến du lịch, quà tặng và luật về đạo đức nằm dưới sự giám sát của bốn thực thể – Thư kí hạ viện, Thư kí thượng viện, Ủy ban hạ viện về tiêu chuẩn hành vi của quan chức và Ủy ban về đạo đức của thượng viện – dẫn đến rối loạn, thiếu nhất quán và thực thi lỏng lẻo, đặc biệt là khi hai thực thể trong đó lại gồm những nghị sĩ quốc hội có xung đột rõ ràng về quyền lợi. Nhóm gọi là Public Citizen (tạm dịch: Công dân Xã hội) đề xuất một “cơ quan độc lập, duy nhất, bao quát có khả năng hành động như một tổ chức theo dõi đầy uy lực”, gồm những quan chức, không phải là nghị sĩ và làm việc toàn thời gian.41 Để tránh trù dập, ngân sách của cơ quan này được thông qua hai năm một lần.
Thứ hai, phải làm cho các mối quan hệ giữa vận động hành lang, quản trị và các chiến dịch chính trị trở nên minh bạch hơn nữa. Nhóm Public Citizen đề nghị cấm những người vận động hành lang có đăng kí moi tiền hay thu xếp các khoản đóng góp cho chiến dịch cho những người ban hành luật pháp và các đảng phái chính trị, cấm quan chức và nhân viên chính phủ tham gia những chuyến du lịch do tư nhân tài trợ, và tạm thời không cho các cựu nghị sĩ đã trở thành những người vận động hành lang tiếp cận với các trang thiết bị của quốc hội.42 Cần phải có những bước mang tính bao quát thì mới có thể cải thiện được hệ thống công khai việc vận động hành lang, những bước đi này vẫn còn tụt hậu so với tiến bộ công nghệ trong thập kỉ vừa qua. Nhóm Public Citizen nhấn mạnh rằng phải buộc những người vận động hành lang: 1. Số hóa tài liệu để giúp tạo ra cơ sở dữ liệu công khai, có thể download, phân loại và nghiên cứu được, 2. Cung cấp tài liệu theo quý chứ không phải hai lần một năm như hiện nay nhằm cung cấp thông tin cho xã hội kịp thời hơn, nhất là trước các kì bầu cử, 3. Công khai tần suất và chủ đề cuộc gặp riêng với những người ban hành luật pháp, và 4. Công khai tất cả những người đã làm cho chính quyền liên bang.43 Hệt như minh bạch và giám sát kĩ lưỡng hơn sẽ giúp kiểm soát tham nhũng trong những nước dân chủ mới nổi, minh bạch và kiểm soát kĩ lưỡng cũng có thể làm cho chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ trong sạch hơn.
Thứ ba, việc luân chuyển người giữa chính phủ, ngành công nghiệp và vận động hành lang phải được giữ cho chậm lại. Đây là một trong những biện pháp mua chuộc ảnh hưởng chính trị tinh vi, thịnh hành và làm giảm hiệu lực của chính quyền mạnh nhất. Giai đoạn “đóng băng” sau khi thôi chức vụ trong chính quyền và vận động hành lang phải tương đối dài, có thể là từ bốn đến năm năm, và phạm vi các hoạt động bị cấm có thể mở rộng, để bao gồm cả vận động hành lang gián tiếp (như đặt chiến lược và giám sát công việc có liên quan của các nhân viên vận động hành lang khác). Một nhóm cải cách khác còn đề nghị các quan chức phải tuân thủ “kế hoạch ra khỏi vòng luân chuyển”, tức là đưa ra những chương trình và dự án mà các quan chức không được làm sau khi rời nhiệm sở, kế hoạch do Văn phòng Đạo đức Chính phủ lập và công bố công khai.44 Đối với chính quyền bang, mức độ cải cách phải mạnh hơn nhiều, hiện mới chỉ có một nửa số bang có luật cấm các nghị sĩ bang trở thành nhà vận động hành lang sau khi rời nhiệm sở và nhiều bang chưa yêu cầu các nghị sĩ công khai mối liên kết với những người vận động hành lang hay nguồn gốc và giá trị các món quà và tiền thù lao.45
Cuối cùng, đã đến lúc nâng lương và các khoản đền bù khác cho các nghị sĩ quốc hội và những quan chức dân cử và các quan chức cao cấp được bổ nhiệm của Hoa Kỳ. Trong khi các thượng và hạ nghị sĩ nhận rất nhiều khoản không được ghi vào khoản lương hàng năm là 165.000 USD, nhiều người ngang hàng với họ trong lĩnh vực kinh doanh và nghề nghiệp có thu nhập cao hơn rất nhiều. Tương tự như thế, từ năm 1970 đến năm 2006, đồng lương thực tế của các quan chức cao cấp trong nhánh hành pháp cũng giảm tới 27%.46 Mặc dù không bao giờ có mức lương nào đủ cao để có thể hoàn toàn ngăn chặn được cám dỗ, nhưng cần phải nâng lương cho các chính khách và xác định mức lương không phải là trách nhiệm của quốc hội. Bằng cách tạo ra Ủy ban liên bang phụ trách về tiền lương của các quan chức cao cấp của quốc hội và chính phủ, quốc hội sẽ thoát được những chỉ trích chính trị (hoặc phản ứng của cử tri), so sánh tiền lương với trách nhiệm, và các quan chức nhánh hành pháp không còn cần phải tranh cãi về tiền lương thông qua quá trình phân bổ ngân sách. Ở bình diện bang, vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều; nhiều nhà lập pháp bang làm việc bán thời gian và được trả lương theo ngày – điều này không chỉ khuyến khích mà còn bắt buộc, theo nghĩa đen, người ta phải kinh doanh hay hành nghề, tức là làm những việc có thể xung đột với lợi ích công cộng.
Nhiều công dân – tức giận với hiện tượng tham nhũng và giao dịch nội bộ trong đời sống xã hội Mỹ – sẽ phản đối khi nghĩ đến việc tăng lương rộng khắp và đáng kể cho các quan chức. Nhưng trách nhiệm của những người quan sát độc lập và có hiểu biết trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, trong giới hàn lâm và xã hội dân sự là chỉ ra luận điểm rõ ràng rằng trong chế độ dân chủ, nói chung, tiền nào của nấy. Nếu chúng ta bủn xỉn với đồng lương và các ủy ban giám sát, chất lượng của chế độ dân chủ sẽ bị thiệt hại.
TÀI CHÍNH CỦA CHIẾN DỊCH
Ít, nếu quả thật là có, các chế độ dân chủ trong thế giới đương đại giải quyết được vấn đề cung cấp tài chính cho các đảng chính trị và các chiến dịch tranh cử – đặc biệt là trong thời đại với những nhu cầu không thể nào thỏa mãn được vì quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh ngày càng đắt lên. Ở Hoa Kỳ, vấn đề còn gia tăng vì giải thích hiến pháp của Tòa án Tối cao được đưa ra năm 1976, nói rằng bất kì hạn chế bắt buộc nào đối với chi phí cho chiến dịch (tranh cử – ND) cũng đều vi phạm Tu chính án Thứ nhất về bảo đảm quyền tự do ngôn luận.47 Nhưng ở những nước với những giới hạn rất nghiêm khắc đối với việc chi tiêu cho chiến dịch, như ở Nam Hàn, vẫn thường xảy ra những vụ vi phạm pháp luật và trên khắp thế giới, cả trong những nền dân chủ đã được củng cố lẫn trong những nền dân chủ mới nổi, luật pháp về tài chính cho chiến dịch thường “nổi tiếng vì có nhiều vi phạm… Theo một chuyên gia làm việc cho quốc hội Pháp thì ‘số liệu thống kê công khai tài chính của đảng trong các tài khoản chính thức – ở Pháp, cũng như ở các nước khác – là những tác phẩm mang tính hư cấu’. Ở Italy, khai báo trung thực ‘hầu như không bao giờ xảy ra’. Ở Nhật Bản, các tài khoản được công bố ‘chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi.’”48. Tình hình sẽ tốt hơn hẳn nếu có những bộ luật thực tế và minh bạch hoàn toàn, cùng với lực lượng thực thi mạnh chứ không phải là đòi hỏi quá đáng hay những bộ luật rắc rối chỉ dẫn đến kết quả là vi phạm tràn lan và hoài nghi vì luật pháp không được thực thi. Một chương thì không thể nói hết được sự phức tạp của các điều luật và những cuộc tranh luận về tài chính của chiến dịch ở Hoa Kỳ, nhưng rõ ràng là hệ thống đã bị sụp đổ và cần cải cách.
Một trong những vấn đề quan trọng là cái gọi là những nhóm vận động “tiền mềm” được sử dụng số tiền không hạn chế để ủng hộ (hay phản đối) một chiến dịch miễn là chúng không thể hiện rõ trong thông điệp của họ. Một vấn đề khác là khả năng của các nhà tài trợ tích cóp ảnh hưởng thông qua những khoản đóng góp nhỏ được tập hợp lại, gọi là đóng góp “bó”. Nhưng, vấn đề lớn nhất là khoản tiền mặt cần thiết buộc các quan chức dân cử phải tổ chức các chiến dịch gây quỹ cho những cuộc bầu cử tiếp theo. Trong hai mươi năm qua, chi phí để giành chiến thắng cho cuộc đua vào hạ viện đã tăng gần gấp đôi, năm 2004 trung bình là 1 triệu USD, còn chi phí cho một ghế ở thượng viện cũng tăng tương ứng (trên 7 USD triệu vào năm 2004, có một số trường hợp lên tới trên 20 triệu USD.)49 Mặc dù có những điều khoản về việc chính phủ cung cấp một phần tài chính cho các chiến dịch tranh cử tổng thống, việc cạnh tranh về tài chính cho cuộc đua giành chức vụ đã tăng gấp ba lần mức chi tiêu trong khuôn khổ quỹ liên bang cho phép mà phần lớn các ứng viên chính của cả hai đảng quyết định lờ đi.
Cải cách đầu tiên và dễ thực hiện nhất về tài chính của chiến dịch tranh cử là minh bạch hoàn toàn và ngay lập tức. Tất cả các khoản do các nhóm vận động “tiền mềm” chi phải được báo cáo, chỉ rõ những ứng viên được ủng hộ, không phụ thuộc vào việc khoản ủng hộ này gián tiếp đến mức nào. Tất cả các ứng viên, liên bang cũng như bang, đều phải – tương tự như ứng viên tổng thống hay ứng viên vào hạ viện – trong thời gian ngắn, lập báo cáo, đã số hóa, về tài chính của chiến dịch. Vì các ứng viên vào thượng viện không phải lập báo cáo tài chính, đã số hóa, phải hàng tháng sau, bản kê khai tài chính cuối cùng mới được công bố. Năm 2006, trong những cuộc đua căng thẳng ở các bang Missouri, Montana và Pennsylvania, sau khi bầu cử xong, những bản báo cáo chi tiết về các khoản tài trợ trong những tuần lễ cuối cùng mới được công bố.50 Từ năm 1997, Ủy ban Bầu cử Liên bang (Federal Election Commission – FEC) đã thúc đẩy việc thay đổi yêu cầu hoàn thiện hồ sơ của thượng viện, nhưng các thượng nghĩ sĩ đã phản đối cuộc cải cách này.
Còn cần cơ cấu giám sát phi đảng phái, độc lập hơn và nhất quán hơn. Những người có tư tưởng cải cách như nghị sĩ Cộng hòa John McCain và nghị sĩ Dân chủ Russ Feingold khẳng định rằng FEC gặp nhiều rắc rối vì cơ cấu thiếu hiệu quả, vì chính trị hóa trong việc chỉ định các thành viên và ảnh hưởng của quốc hội.51 Họ muốn bỏ FEC và thành lập Văn phòng bầu cử liên bang với đầy đủ quyền hành để đưa ra, quản lý và thi hành chính sách liên quan tới các đạo luật bầu cử liên bang. Văn phòng này sẽ có quyền đề xướng những hành động để thực hiện, đưa ra các mệnh lệnh ngừng-và-chấm-dứt, kiến nghị các thẩm phán liên bang tạm thời hạn chế các mệnh lệnh và những chỉ đạo khác, thực hiện việc kiểm toán và lãnh đạo việc công khai các khoản chi tiêu.
Cuộc cải cách nhiều tham vọng nhất và cũng khó thành công nhất vì nó chống lại một ngành mà không chính trị gia nào muốn làm mất lòng – giảm giá quảng cáo cao ngất ngưởng trên truyền hình và đài phát thanh. Quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh là chi phí lớn nhất trong các cuộc đua trên bình diện quốc gia và bang, và việc cung cấp cho các ứng viên thời gian phát sóng miễn phí hay giảm giá sẽ giảm đáng kể nhu cầu tiền mặt cho chiến dịch. McCain, Feingold và đảng viên Cộng hòa Dick Durbin đã từng giới thiệu dự luật mang tên “Our Democracy, Our Airwaves Act of 2003” (tạm dịch: Luật Nền dân chủ của chúng ta, Sóng vô tuyến của chúng ta năm 2003). Nếu được thông qua, luật này sẽ cung cấp cho các ứng viên liên bang và đảng đủ điều kiện một khoản tiền (voucher) để trả cho thời gian quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh.52 Phiếu giảm giá sẽ được tài trợ bằng khoản phí, được đề xuất là từ 0,5% đến 1% doanh thu hằng năm của các hãng truyền thông vì đã sử dụng sóng truyền hình và phát thanh. Ứng cử viên sẽ được tiêu chuẩn nhận phiếu nếu gây quĩ được 25.000 USD, mỗi người đóng góp 250 USD trở xuống và đồng ý hạn chế chi phí của mình ở mức độ nhất định và có ít nhất một đối thủ cũng gây quỹ được mức đó. Dự luật đã không được ủy ban thông qua, nhưng cách tiếp cận thì đáng được tái xem xét. Hay đơn giản hơn là, ứng viên được cung cấp một thời lượng miễn phí, “Hoa Kỳ nằm bên ngoài những nước dân chủ tiến bộ nhất về kinh tế vì không cung cấp cho các đảng chính trị và ứng viên thời lượng quảng bá chính trị miễn phí.”53
Chiến lược thay thế là cung cấp tài chính trọn gói hay một phần cho các chiến dịch tranh cử cho hầu hết các chức vụ liên bang hay tiểu bang. Cách tiếp cận này không còn thuộc lĩnh vực tưởng tượng nữa. Bẩy bang (trong đó có New Mexico và New Jersey) đã tài trợ toàn bộ ít nhất là cho một số chức vụ của bang và ba bang trong số đó – Arizona, Connecticut và Maine – tài trợ toàn bộ cho tất cả những cuộc đua vào cơ quan lập pháp và trong toàn bang.54 Nếu được áp dụng trong toàn quốc, thậm chí là một phần, có thể cung cấp cho các ứng viên tranh cử vào quốc hội ngân quĩ tương đương nhau cho tất cả các khoản đóng góp nhỏ (ví dụ, dưới 150 USD, giới hạn cho các cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ) trong những cuộc bầu cử sơ bộ để được đảng chỉ định và sau đó là mức cung cấp tài chính tối thiểu trong những cuộc bầu cử toàn quốc, có thể là phần bổ sung cho những khoản đóng góp nhỏ hơn (tới 250 USD hay thậm chí là 500 USD). Điều này sẽ ngăn chặn, không để cho các chiến dịch tranh cử khuyến khích việc mua bán ảnh hưởng bằng cách thu gom những khoản đóng góp nhỏ từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp thành những khoản đóng góp cực kì to lớn cho chiến dịch vận động.
Chú thích:
(1) Các diễn đàn được National Issues Forums (NIF) network tổ chức) Những người tham gia được lựa chọn để đại diện một cách ngȁu nhiên nhưng tiêu biểu cho cộng đồng dân cư, nhưng không phải được lựa chọn ngȁu nhiên theo khoa học)
(2) The Kettering Foundation, “Public Thinking About Democracy’s Challenge: Reclaiming The Public’s Role”, November 13, 2006, p) 11, http://wwtv)kettering)org/events/event_detail) aspx?catID=23&itemID=2595)
(3) Ibid), p) 2)
(4) Ibid)
(5) The Gallup Poll, “Trust in Government”, http://www)galluppoll)com/content/defaull) aspx?ci=5392)
(6) Susan J) Pharr and Robert D) Putnam, eds), Disaffected Democracies: What’s Troubling the Trilateral Democracies? (Princeton: Princeton University Press, 2000)) Đọc thêm Susan J) Pharr, Robert D) Putnam, and Russell J) Dalton, “Trouble in the Advanced Democracies? A Quarter- Century of Declining Confidence”, Journal of Democracy 11 (April 2000): 5-25)
(7) Pietro S) Nivola and William A) Galston, “Toward Depolarization”, in Pietro S) Nivola and David W) Brady, eds), Red and Blue Nation? Volume II: Consequences and Correction of America’s Polarized Politics (Washington, D)C): Brookings Institution, 2008), p) 241, note 17)
(8) The Kettering foundation, “Democracy’s Challenge”, p) 2)
(9) Ibid, p) 19)
(10) Transparency International, “Corruption Perceptions Index 2006”, http://www)transparency)org/policy_research/surveys_indices/cpi/2006)
(11) Năm 2005, năm cuối cùng có số liệu – các công tố viên liên bang đã cáo buộc 1)163 người những tội liên quan tới tham nhũng, trong khi năm 2000 là 1)000 người, năm 2004 là 1)213 người) “Report to Congress on the Activities and Operations of the Public Integrity Section for 2005”, Public Integrity Section, Criminal Division, U)S) Department of Justice, p) 53, http://www) usdoj)gov/criminal/pin)
(12) Ibid) Năm 2005, 390 quan chức liên bang bị kết án)
(13) Francis X) Clines, “Ohio Congressman Guilty in Bribes and Kickbacks”, New York Times, April 12, 2002)
(14) “Demo-Crank Locks Up Votes from Jail”, Australian, November 7, 2002)
(15) “Torricelli Drops Out of NJ Race”, CNN)com) October 1, 2002, http://archives)cnn)com/2002/ALLPOLITICS/09/30/elec02)nj)s)torricelli)race/)
(16) Jim Drinkard, “Democrats’ Own Ethics Trouble ‘Dulls the Message’”, USA Today, May 10, 2006)
(17) John M) Broder, “Representative Quits, Pleading Guilty in Graft”, New York Times, November 29, 2005)
(18) Sonya Geis and Charles Babock, “Former Lawmaker Gets Eight-Year Prison Term”, Washington Post, March 5, 2006)
(19) Walter F) Roche Jr) and Richard B) Schmitt, “Former Force on Capitol Hill Admits Fraud”, Los Angeles Times, January 4, 2006)
(20) “Report to Congress”, p) 53)
(21) Kevin Sack, “Former Louisiana Governor Guilty of Extortion on Casinos”, New York Times, May 10, 2000)
(22) Robert D) McFadden, “Downfall in Connecticut”, New York Times, December 24, 2004)
(23) Ibid)
(24) Steve Eder and James Drew, “Taft Declared Guilty”, Toledo Blade, August 18, 2005)
(25) Monica Davey and John O’Neil, “Ex-Governor of Illinois Is Convicted on All Charges, New York Times, April 17, 2006)
(26) Ibid)
(27) Carolyn M) Warner, The Best System Money Can Buy: Corruption in the European Union
(Ithaca, N)Y): Cornell University Press, 2007))
(27) Ibid), p) 14)
(28) “Earmarks In Appropriation Acts”, memorandum, Congressional Research Service, January 26, 2006, p) 2, http://www)fas)org/sgp/crs/misc/m012606)pdf) Nhóm giám sát chính phủ có tên là Citizens Against Public Waste (CAPW) định nghĩa dự án “thùng thịt lợn” (pork-barrel) là dự án có một trong những đặc điểm sau: 1) chỉ do một viện của Quốc hội yêu cầu; 2) không được ủy quyền một cách đặc biệt; 3) không được giao theo lối cạnh tranh; 4) không phải do tổng thống yêu cầu; 5) vượt xa đòi hỏi ngân sách của tổng thống hay vượt xa các khoản tài trợ của năm trước; 6) không mang ra quốc hội điều trần; hay 7) chỉ phục vụ cho quyền lợi tư hay địa phương) Tom Finnigan, “Về pork-barrel: lạm dụng earmark và các cuộc cải cách cần thiết”, Citizens Agalnst PublicWaste,updatedMarch7,2007,http://www)cagw)org/site/PageServer?pagename=reports_ earmarks)
(29) David Kirkpatrick, “In New Congress, Pork May Linger”, New York Times, November 26,2006)
(30) “Earmarks In Appropriation Acts”, pp) 10, 12, 41)
(31) Timothy Egan, “Built with Steel, Perhaps, But Greased with Pork”, New York Times, April 10, 2004)
(32) Paul Chessler, “Teapot Museum Created Tempest”, Carolina Joumal Online, August 17, 2005, http://www)carolinajournal)com/exclusives/display_exclusive)html?id=2717)
(33) Jeffrey Birnbaum, “The Road to Riches Is called K Street”, Washington Post, June 22, 2005)
(34) Open Secrets, “Your Guide to the Money in U)S) Elections”, http://www)opensecrets)org)
(35) Finnigan, “All About Pork”)
(36) Kết quả của quá trình tạo ra những khoản dành riêng là nhiều trường đại học nhận được các khoản dành riêng cho nghiên cứu chuyên sâu ngay cả khi họ không có chương trình nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực liên quan) Ken Silverstein, “The Great American Pork Barrel”, Harper’s, July l, 2005, p) 31)
(37) Jerry Kammer, “A Steady Flow of Financial Influence”, San Diego Union-Tribune, December 23, 2005)
(38) Ibid)
(39) Tuy nhiên, yêu cầu công bố chỉ áp dụng cho những khoản dành riêng nằm trong giới hạn được ủy ban báo cáo mà thôi) Những cuộc cải cách này được trình bày chi tiết trong Citizens Against Governinent Waste, “Guide to Earmark Reform”, January 26, 2007, http://www)cagw)org/site/ PageServer?pagename=report_earmarkguide)
(40) Số lượng trường hợp như thế không phải là thông tin công khai, nhưng trong cuộc hội nghị của ủy ban vào năm 2006, thượng nghị sĩ Christopher Dodd, đảng viên Cộng hòa bang Connecticut, nhận xét rằng, từ năm 2003 văn phòng [thượng viện] về hồ sơ công đã gửi tới Bộ tư pháp 2)000 trường hợp, nhưng không được phản hồi”) Nhận xét tại buổi điều trần của Ủy ban về luật lệ và hành chính thượng viện Hoa Kỳ, ngày 8 tháng 2 năm 2006, của thượng nghị sĩ Christopher Dodd đăng ở đây: http://cq)com/display)do?dockey=/cqonline/prod/data/docs/html/transcripts/ congressional/109/congressionaltranscripts109-000002046780html®committees&metapub= CQ-CONGTRANSCRIPTS&searchIndex=O&xseqNum=l) Mặt khác, có báo cáo nói rằng Bộ tư pháp Hoa Kỳ từ năm 2003 đến năm 2005 họ chỉ nhận được khoảng hai trăm trường hợp mà thôi) R) Eric Peterson, “Lobbying Reform: Background and Legislative Proposals, 109th Congress”, Congressional Research Service, March 23, 2006, p)11, http://www)fas)org/sgp/crs/misc/ RL3065)pdf)
(41) Public Citizen, “Proposed Reforms Regarding the Disclosure and Regulation of Federal Lobbying”, July 25, 2005, http://www)cleanupwashington)org/lobbying/page)cfm?pageld=49#influence)
(42) Ibid); and Revolving Door Working Group, “A Matter of Trust: How the Revolving Door Undermines Public Confidence in Government – And What to Do about It”, October 2005, p) 46, http://www)revolvingdoor)info/docs/matter-of-trust_final-full)pdf) Half of retirring senior-level officials of the executive branch also became lobbyists)
(43) Public Citizen, “Proposed Reforms”) Hiện nay những người vận động hành lang chỉ phải công khai hóa những người đã thôi làm cho chính quyền liên bang hai năm trước khi trở thành vận động hành lang)
(44) Revolving Door Working Group, “A Matter of Trust”, p) 57)
(45) Center for Ethics in Government, National Conference of State Legislatures, http://www)ncsl)org/programs/ethics/e_revolving)htm)
(46) Government Accountability Office, “Human Capital: Trends In Executive and Judicial Pay”, June 2006, p) 2, http://www)gao)gov/new)items/d06708)pdf)
(47) Buckley v) Valeo, 424 U)S) 1, 39 (1976))
(48) Michael Pinto-Duschinsky, “Financing Politics: A Global View”, Journal of Democracy 13
(October 2002): 80)
(49) Ibid)
(50) Dan Morain, “Senators Move Donor Disclosures at a Snail’s Pace”, Los Angeles Times, February 3, 2007)
(51) Democracy2l, “See No Bark, No Bile, No Point”, May 2002, p) 5, http://www)democracy21) org/vertical/Sites/%7B3D66FAFE-2697-446F-BB39-85FBBBA57812%7D/uploads/%7BB4BE5C24- 65EA-4910-974C-759644EC0901%7D)pdf)
(52) Joseph E) Cantor, “Campaign Financing”, Congressional Research Service, December 15,2003,
p) 4, http://fpc)state)gov/documents/organization/28105)pdf)
(53) Pinto-Duschinsky, “Financing Politics: A Global View”, pp) 74-75)
(54) Public Campaign Action Fund, http://wwv)publicampaign)org/where)
Nguồn: Tinh thần dân chủ: Cuộc đấu tranh nhằm xây dựng xã hội tự do trên toàn thế giới