Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2022)

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2022)

Báo cáo này được xây dựng chủ yếu dựa trên dữ liệu có sẵn về EFW nhằm đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam với nhóm các quốc gia lựa chọn so sánh. Các phân tích sâu về Việt Nam một phần dựa trên kết quả từ Tọa đàm Đối thoại  chính sách “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030” tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội vào tháng 3/2023. Bên cạnh các nội dung thảo luận tại hội thảo, nhóm chuẩn bị báo cáo đã gặp gỡ thêm trực tiếp với các chuyên gia tham ...

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2020)

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2020)

Việt Nam là một trong những nền kinh tế có triển vọng nhất trên thế giới. Bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW), được công bố hàng năm bởi viện nghiên cứu Fraser Canada, cung cấp một bức tranh hoàn thiện hơn về mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác trên thế giới. Theo Báo cáo EFW 2019, chỉ số EFW của Việt Nam mới chỉ đạt 6,27 trên thang điểm 10, xếp ở vị trí 119 trong tổng số 180 nước. Báo cáo này nhằm rà soát chỉ số EFW của Việt Nam một cách toàn diện, cùng với những phân ...

Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất 4%, đã giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn. Phân tích từ các nhóm doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2014:

Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2014: "Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu"

Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2014 được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).

Hành chính công và phát triển kinh tế tại Việt Nam: Cải cách nền hành chính cho thế kỷ 21

Hành chính công và phát triển kinh tế tại Việt Nam: Cải cách nền hành chính cho thế kỷ 21

Báo cáo nghiên cứu chính sách này xem xét hệ thống hành chính công của Việt Nam được xây dựng trên khuôn khổ của Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính (CCHC) giai đoạn 2001-2010 nhằm đưa ra một số đánh giá về vai trò của hệ thống hành chính công trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay. Báo cáo nêu lên một số vấn đề cần giải quyết, bao gồm: Hệ thống hành chính công đóng góp thế nào vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo? Cải cách hành chính thúc đẩy hay kìm hãm việc cung cấp dịch vụ công tốt hơn, đặc biệt cho người nghèo như thế nào? Loại hình hành chính ...

Báo cáo phát triển Việt Nam 2012: Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình

Báo cáo phát triển Việt Nam 2012: Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình

Đây là báo cáo được xây dựng bởi các đối tác để phục vụ cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011. Báo cáo do nhóm chuyên gia của Ngân hàng thế giới soạn thảo phối hợp với "Tổ công tác các nhà tài trợ" đến từ các tổ chức sau đây: ADB, AusAID, CIDA, DFID, EU, ĐSQ Pháp, GIZ, Đại sứ quán Ailen, JICA, ĐSQ Hà Lan, ĐSQ Mỹ.

Tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo

Tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo

Báo cáo gồm các nội dung cơ bản sau: (1) Rà soát hệ thống pháp luật về tập trung kinh tế; (2) Cấu trúc các ngành kinh tế quốc dân; mức độ tập trung kinh tế; (3) Nhận định xu hướng tập trung kinh tế trong thời gian tới đối với một số ngành, lĩnh vực; (4) Khuyến nghị đối với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước hữu quan và cộng đồng doanh nghiệp.

Báo cáo Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo

Báo cáo Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo

Báo cáo "Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo" được thực hiện với các mục tiêu xác định, phân tích các rào cản về thể chế và chính sách trong sản xuất phân phối lúa gạo, từ đó đề ra các khuyến nghị cải cách để góp phần nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh và thu nhập của người nông dân trong ngành lúa gạo.

Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập (Cách tiếp cận cấu trúc thị trường)

Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập (Cách tiếp cận cấu trúc thị trường)

Cuốn sách này là sản phẩm của Dự án nghiên cứu “Ảnh hưởng của cấu trúc ngành lúa gạo đến lợi ích của nông dân sản xuất nhỏ ở Việt Nam”, một hoạt động của Liên minh “Vì quyền của nông dân và hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam”, thuộc Chương trình “Hỗ trợ liên minh vận động chính sách” do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ và tổ chức Oxfam tại Việt Nam quản lý.

Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013

Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013

Cuốn sách này là một sản phẩm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Khoa Kinh tế (DoE) thuộc Trường Đại học tổng hợp Copenhagen với sự hỗ trợ của Đại Sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.