Vì sao phải quan tâm đến các vấn đề thể chế
Để tìm ra những nét đặc trưng cũng như vai trò của nó, chúng ta bắt đầu bằng việc đặt trường phái này cạnh các lý thuyết kinh tế khác và xem xét trong bối cảnh chính sách hiện nay.
Câu hỏi trên là chìa khóa giúp chúng ta làm quen với kinh tế học thể chế mới - một lý thuyết kinh tế ngày càng có vai trò trong các nghiên cứu chính sách cũng như các vấn đề kinh tế học. Để tìm ra những nét đặc trưng cũng như vai trò của nó, chúng ta bắt đầu bằng việc đặt trường phái này cạnh các lý thuyết kinh tế khác và xem xét trong bối cảnh chính sách hiện nay.
Với sự phát triển sau 100 năm, kinh tế học cổ điển đã bế tắc với những định đề của nó cũng như phương pháp luận. Khi đó nhờ có sự xuất hiện của “cuộc cách mạng cận biên” kinh tế học đã vượt qua được những hạn chế trước đó. Thời điểm này đánh dấu việc chuyển từ cách tiếp cận hệ thống, tổng thể sang cách tiếp cận cá nhân luận và chủ quan luận của các kinh tế gia. Từ đây chúng ta cố gắng khảo sát, đánh giá từng vấn đề kinh tế học để dần dần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế thay vì đưa ra những học thuyết bao trùm, khái quát hóa. Cũng tại đây, sự phân biệt giữa kinh tế học tân cổ điển chính thống và kinh tế thể chế mới xuất hiện.
Kết hợp những ưu điểm của phương pháp luận mới cùng sự kế thừa những thành quả của kinh tế học cổ điển, kinh tế học tân cổ điển tiếp tục đi tìm câu trả lời thông qua những mô hình toán và dừng lại trong những phân tích về mối quan hệ giữa 2 yếu tố:giá và lượng. Học thuyết này dựa trên giả thiết về khả năng ra quyết định hợp lý của con người hay nói khác đi là sự đầy đủ và chính xác của những thông tin cần thiết đều nằm trong giá cả. Tuy nhiên trong thực tiễn cũng như trong các nghiên cứu (đặc biệt về tài chính học hành vi) giả định trên đã bó hẹp vấn đề và kìm chân các nhà nghiên cứu.
Trong bối cảnh chính sách hiện nay, khi các lựa chọn của các nhà hoạch định phải đối mặt với những tình trạng khác nhau của thị trường (độc quyền nhà nước, mới nổi …), sự xuất hiện của nhiều tổ chức từ quy mô quốc tế đến khu vực và chính phủ vẫn đi tìm chỗ đứng hợp lý của mình, học thuyết tân cổ điển tuy đẹp nhưng tỏ ra thiếu khả năng áp dụng. Vì vậy đã dẫn đến nhu cầu xem xét giả định về hành vi của cá nhân con người. Nếu như trong kinh tế học tân cổ điển, hành vi ra quyết định là một quá trình riêng tư, độc lập thì cá nhà thể chế đã đem đến một nhân tố đưa sự tương tác của các cá nhân vào vùng khảo sát khi nghiên cứu hành vi con người trong nền kinh tế-thể chế. Thể chế được hình dung như những luật lệ chính thức cũng như không, gây ảnh hưởng và định hướng hành vi của các cá nhân. Vậy là giả thiết về lựa chọn hợp lý dựa trên thông tin được phản ánh qua giá cả đã được thay thế bằng sự hợp lý có giới hạn của các cá nhân. Sự thay đổi này giúp đưa giả thuyết kinh tế về gần hơn với thực tế cũng như nới rộng các điều kiện của bài toán kinh tế so với lý thuyết tân cổ điển. Điều đó đem đến cho kinh tế học thể chế mới khả năng xem xét các vấn đề kinh tế xác thực hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu chính sách hiện nay.
Mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về sự phức tạp khi đưa thêm các yếu tố thể chế vào phân tích cũng như việc không ưu tiên hình thức toán học hóa các mô hình kinh tế có thể làm cho các nghiên cứu trở nên thiếu chặt chẽ, phương pháp tiếp cận từ các cá nhân đã thể hiện được sự vượt trội của mình. Từ những lý do nêu trên, cách tiếp cận này đã kéo theo sự công nhận hiển nhiên các vấn đề thể chế là quan trọng.
Vì sao phải quan tâm đến các vấn đề thể chế?
Câu hỏi trên là chìa khóa giúp chúng ta làm quen với kinh tế học thể chế mới- một lý thuyết kinh tế ngày càng có vai trò trong các nghiên cứu chính sách cũng như các vấn đề kinh tế học. Để tìm ra những nét đặc trưng cũng như vai trò của nó, chúng ta bắt đầu bằng việc đặt trường phái này cạnh các lý thuyết kinh tế khác và xem xét trong bối cảnh chính sách hiện nay.
Với sự phát triển sau 100 năm, kinh tế học cổ điển đã bế tắc với những định đề của nó cũng như phương pháp luận. Khi đó nhờ có sự xuất hiện của “cuộc cách mạng cận biên” kinh tế học đã vượt qua được những hạn chế trước đó. Thời điểm này đánh dấu việc chuyển từ cách tiếp cận hệ thống, tổng thể sang cách tiếp cận cá nhân luận và chủ quan luận của các kinh tế gia. Từ đây chúng ta cố gắng khảo sát, đánh giá từng vấn đề kinh tế học để dần dần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế thay vì đưa ra những học thuyết bao trùm, khái quát hóa. Cũng tại đây, sự phân biệt giữa kinh tế học tân cổ điển chính thống và kinh tế thể chế mới xuất hiện.
Kết hợp những ưu điểm của phương pháp luận mới cùng sự kế thừa những thành quả của kinh tế học cổ điển, kinh tế học tân cổ điển tiếp tục đi tìm câu trả lời thông qua những mô hình toán và dừng lại trong những phân tích về mối quan hệ giữa 2 yếu tố:giá và lượng. Học thuyết này dựa trên giả thiết về khả năng ra quyết định hợp lý của con người hay nói khác đi là sự đầy đủ và chính xác của những thông tin cần thiết đều nằm trong giá cả. Tuy nhiên trong thực tiễn cũng như trong các nghiên cứu (đặc biệt về tài chính học hành vi) giả định trên đã bó hẹp vấn đề và kìm chân các nhà nghiên cứu.
Trong bối cảnh chính sách hiện nay, khi các lựa chọn của các nhà hoạch định phải đối mặt với những tình trạng khác nhau của thị trường(độc quyền nhà nước, mới nổi …), sự xuất hiện của nhiều tổ chức từ quy mô quốc tế đến khu vực và chính phủ vẫn đi tìm chỗ đứng hợp lý của mình, học thuyết tân cổ điển tuy đẹp nhưng tỏ ra thiếu khả năng áp dụng. Vì vậy đã dẫn đến nhu cầu xem xét giả định về hành vi của cá nhân con người. Nếu như trong kinh tế học tân cổ điển, hành vi ra quyết định là một quá trình riêng tư, độc lập thì cá nhà thể chế đã đem đến một nhân tố đưa sự tương tác của các cá nhân vào vùng khảo sát khi nghiên cứu hành vi con người trong nền kinh tế-thể chế. Thể chế được hình dung như những luật lệ chính thức cũng như không, gây ảnh hưởng và định hướng hành vi của các cá nhân. Vậy là giả thiết về lựa chọn hợp lý dựa trên thông tin được phản ánh qua giá cả đã được thay thế bằng sự hợp lý có giới hạn của các cá nhân. Sự thay đổi này giúp đưa giả thuyết kinh tế về gần hơn với thực tế cũng như nới rộng các điều kiện của bài toán kinh tế so với lý thuyết tân cổ điển. Điều đó đem đến cho kinh tế học thể chế mới khả năng xem xét các vấn đề kinh tế xác thực hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu chính sách hiện nay.
Mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về sự phức tạp khi đưa thêm các yếu tố thể chế vào phân tích cũng như việc không ưu tiên hình thức toán học hóa các mô hình kinh tế có thể làm cho các nghiên cứu trở nên thiếu chặt chẽ, phương pháp tiếp cận từ các cá nhân đã thể hiện được sự vượt trội của mình. Từ những lý do nêu trên, cách tiếp cận này đã kéo theo sự công nhận hiển nhiên các vấn đề thể chế là quan trọng.
Nguồn: Đặng Tuấn Dũng,Vì sao phải quan tâm đến các vấn đề thể chế, Thị Trường & Tự do, 18/3/2015