Kinh tế học thể chế: Quá khứ và hiện tại

Kinh tế học thể chế: Quá khứ và hiện tại

Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung xem xét kinh tế học thể chế theo nghĩa nguyên bản của nó và từ thời điểm mà nó xuất hiện như một phong trào mang bản sắc riêng trong làng kinh tế học Mỹ. Tác giả khảo sát một cách tóm lược nguồn gốc của trào lưu này, điều gì đã mang đến cho nó động lực ban đầu và sự hấp dẫn, những đóng góp của trào lưu này và điều gì đã xảy ra với nó.Qua bài tiểu luận, chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của học phái thể chế luận trong làng kinh tế học Mỹ đối với những người đã (và vẫn) tham ...

Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam

Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam

Bài viết này cố gắng phân tích thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công khi Việt Nam đã đi được nửa chặng đường trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2015. Phân tích cho thấy, mặc dù có mức thu cao so với các nước trong khu vực nhưng sự gia tăng nhanh của chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là chi thường xuyên, đã khiến cho Việt Nam thâm hụt ngân sách dai dẳng trong những năm gần đây. Trong khi đó, phân tích về thực trạng nợ công lại chỉ ra rằng rủi ro nợ công của Việt Nam lại nằm ở nợ không được báo cáo đầy đủ ...

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hậu gia nhập WTO (2006-2013)

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hậu gia nhập WTO (2006-2013)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trải qua những bất ổn kinh tế vĩ mô như tăng trưởng thấp, thâm hụt kép (ngân sách và thương mại), nợ công cao và ngày càng tăng, tiền đồng chịu áp lực tăng giá, lạm phát cao, có tính ỳ lớn và biến động nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về mức độ biến động và tính ỳ của lạm phát ở Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây, thì chỉ xem những nhân tố vĩ mô là chưa đủ. Trong bài viết này, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu sâu và có hệ thống về những biến động riêng của các nhóm hàng hóa trong giỏ tính ...

Nền kinh tế số ở Việt Nam: Kịch bản phát triển và hành động cụ thể

Nền kinh tế số ở Việt Nam: Kịch bản phát triển và hành động cụ thể

Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, nội dung số là điểm sáng, các dịch vụ chính phủ điện tử đang được triển khai nhanh chóng, nền kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển... đó là những tiền đề quan trọng để khẳng định nền kinh tế số của Việt Nam là một sự phát triển tất yếu. Có 4 kịch bản cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045: kịch bản truyền thống, kịch bản chuyển đổi số, kịch bản xuất khẩu số, kịch bản tiêu dùng số. Các kịch bản này được Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam) cùng với Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc ...

Những khuyến nghị về tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam

Những khuyến nghị về tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam

Tìm hiểu thực trạng về đầu tư công của Việt Nam xứt yêu cầu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết quản trị đầu tư công hiện đại trên thế giới cũng như kinh nghiệm của các nước đang phát triển để tìm ra các bất cập trong cơ chế đầu tư công hiện nay của Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp tổng thể và cụ thể nhằm chấn chỉnh, hoàn thiện và tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công.

Cứu doanh nghiệp - Cần đổi mới tư duy và hành động chính sách

Cứu doanh nghiệp - Cần đổi mới tư duy và hành động chính sách

Sau thời kỳ “vật lộn” với bất ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, đã có đánh giá cho rằng, nền kinh tế nước ta đang có những tín hiệu tiêu cực trở lại. Nhưng trên cơ sở phân tích kết quả điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Đình Cung vẫn cho rằng, sản xuất dường như đang bước vào thời kỳ suy giảm, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch và là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây… và kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong giai đoạn khó khăn này.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề cấp bách

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề cấp bách

Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vừa là chủ trương xuyên suốt, vừa là trọng tâm ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ trong hơn 30 năm đổi mới. Bên cạnh những thành tựu, thế chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Bài viết này tập trung làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện.

Cải cách thể chế kinh tế thị trường Việt Nam: Nhìn lại để bước tiếp

Cải cách thể chế kinh tế thị trường Việt Nam: Nhìn lại để bước tiếp

Sau khi điểm qua quan niệm và mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế thị trường, đánh giá khái quát về một số kết quả cải cách thể chế kinh tế thị trường ở nước ta thời gian qua, bài viết sẽ tập trung xác định một số “nút thắt” thể chế kinh tế chủ yếu làm cản trở quá trình đổi mới, phát triển kinh tế nước ta. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp tiếp tục cải cách thể chế kinh tế trong thời gian tới.

Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đang chuyển dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang TFP

Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đang chuyển dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang TFP

Để cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế thông qua thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ), việc đo lường NSLĐ và xác định các nhân tố tác động đến tăng trưởng NSLĐ để có những chính sách hữu hiệu là yêu cầu cấp thiết. Qua nghiên cứu về đặc điểm của NSLĐ Việt Nam, tác giả chỉ ra rằng, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam đã và đang chuyển dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Điều này cộng với dấu hiệu cho thấy hiệu ứng nội ngành đang dần dần thay thế hiệu ứng dịch chuyển để dẫn dắt NSLĐ của Việt ...

Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số

Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số

“Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2019 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2019. Báo cáo năm 2019 tập trung đánh giá tổng thể khả năng chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam với quan điểm cho rằng cần phải định vị được Việt Nam đang ở đâu trên lộ trình hướng tới tương lai nền kinh tế số để có những giải pháp và chiến lược tổng thể.

Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất

Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất

“Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2018. Chủ đề xuyên suốt của báo cáo liên quan tới vấn đề năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với quan điểm cho rằng, cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam.