Cuộc cách mạng ngược trong khoa học: Các nghiên cứu về sự lạm dụng lý tính

Cuộc cách mạng ngược trong khoa học: Các nghiên cứu về sự lạm dụng lý tính

Các bài luận được tập hợp lại trong cuốn sách này, dù được công bố riêng rẽ trong nhiều năm, đều bàn về cùng một chủ đề bao quát. Trong lần tái xuất bản này, tôi chỉ thực hiện một số hiệu chỉnh nhỏ về mặt trình bày, bổ sung thêm một vài chỗ còn khuyết, còn thì vẫn giữ nguyên luận điểm chính về chủ đề.

Mục lục

Lời tựa ấn bản tiếng Anh (1952)

Phần I. Chủ nghĩa duy khoa học và nghiên cứu về xã hội

1. Ảnh hưởng của lĩnh vực khoa học tự nhiên đối với lĩnh vực khoa học xã hội

2. Vấn đề và phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực khoa học tự nhiên

3. Đặc tính chủ quan của dữ liệu trong lĩnh vực khoa học xã hội

4. Phương pháp cá thể luận và "compozit" trong lĩnh vực khoa học xã hội

5. Khách quan luận trong chủ nghĩa duy khoa học

6. Tập thể luận trong chủ nghĩa duy khoa học

7. Duy sử luận trong chủ nghĩa duy khoa học

8. Các hệ thống tổ chức xã hội "hướng đích"

9. Định hướng "có ý thức" và sự phát triển của lý tính

10. Kỹ sư và nhà hoạch định

Phần II: Cuộc cách mạng ngược trong khoa học

11.1 Khởi nguồn của sự ngạo mạn duy khoa học: Trường đại học bách khoa Paris (phần 1)

11.2 Khởi nguồn của sự ngạo mạn duy khoa học: Trường đại học bách khoa Paris  (phần 2) 

12.1 Người gieo mầm ý tưởng: Henri de Saint-Simon (phần 1)

12.2 Người gieo mầm ý tưởng: Henri de Saint-Simon (phần 2)

13.1 Vật lý xã hội: Saint-Simon và Comte (phần 1)

13.2 Vật lý xã hội: Saint-Simon và Comte (phần 2)

14. Tôn giáo của các kỹ sư: Enfantin và những người theo chủ nghĩa Saint-Simon

15. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Saint-Simon

16. Xã hội học: Comte và các môn đồ

Phần 3: Comte và Hegel

17. Comte và Hegel

LỜI TỰA ẤN BẢN TIẾNG ANH (1952)

Các bài luận được tập hợp lại trong cuốn sách này, dù được công bố riêng rẽ trong nhiều năm, đều bàn về cùng một chủ đề bao quát. Trong lần tái xuất bản này, tôi chỉ thực hiện một số hiệu chỉnh nhỏ về mặt trình bày, bổ sung thêm một vài chỗ còn khuyết, còn thì vẫn giữ nguyên luận điểm chính về chủ đề. Bây giờ các bài luận được sắp xếp lại một cách có hệ thống theo trình tự phát triển của luận điểm thay vì tùy hứng như khi chúng còn là các bài viết riêng lẻ. Do đó, cuốn sách sẽ bắt đầu bằng những phân tích về các vấn đề tổng quát, rồi tiến tới xem xét vai trò lịch sử của các dòng tư tưởng liên quan. Đối với tôi, đây là một công việc cần thiết để phản ánh đúng ý nghĩa của việc triển khai các luận điểm chứ không đơn thuần chỉ là việc mô phạm hóa hay phương cách để loại bỏ sự lặp lại không cần thiết. Tuy vậy tôi hoàn toàn nhận thức được là kết quả của việc sắp xếp này sẽ khiến cho những chương đầu của cuốn sách trở nên tương đối khó đọc hơn so với phần cuối và do vậy có vẻ tốt hơn nếu đưa phần trực quan lên phía trước. Nhưng tôi vẫn tin là hầu hết độc giả – những người quan tâm đến chủ đề này – sẽ thấy cách trình bày này dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu độc giả nào thấy không có hứng thú lắm với  phân tích trừu tượng thì có thể đọc phần thứ hai trước – phần có tiêu đề được đặt tên cho cả cuốn sách này. Tôi hy vọng là sau đó, độc giả sẽ thấy thú vị hơn đối với việc phân tích tổng quát về cùng loại chủ đề được trình bày trong phần đầu.

Hai phần đầu của cuốn sách được công bố lần đầu trên chuyên san Economica ; phần thứ nhất rải rác ở các số khác nhau trong giai đoạn 1942 - 1944 và phần sau, năm 1941. Phần thứ ba, được viết mới gần đây dưới dạng một bài giảng, xuất hiện lần đầu trên tạp chí Measure vào tháng Sáu năm 1951, nhưng thực ra là kết quả của việc thu thập các ghi chép trong cùng thời kỳ viết hai phần đầu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với các biên tập viên của hai tạp chí trên, Trường Khoa học Kinh tế và Chính trị London, và Công ty Henry Regnery ở Chicago cũng như các nhà xuất bản liên quan của hai cơ sở này đã cho phép tôi in lại những bài được công bố lần đầu trên các ấn phẩm của họ.
F. A. Hayek

Nguồn: F.A. Hayek. Cuộc cách mạng ngược trong khoa học: các nghiên cứu về sự lạm dụng lý tính. NXB Tri Thức, 2019. Bản tiếng Anh: The Counter-Revolution of Science: Studies on the Abuse of Reason, 1952.