Tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo

Tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo

Báo cáo gồm các nội dung cơ bản sau: (1) Rà soát hệ thống pháp luật về tập trung kinh tế; (2) Cấu trúc các ngành kinh tế quốc dân; mức độ tập trung kinh tế; (3) Nhận định xu hướng tập trung kinh tế trong thời gian tới đối với một số ngành, lĩnh vực; (4) Khuyến nghị đối với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước hữu quan và cộng đồng doanh nghiệp.

Báo cáo Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo

Báo cáo Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo

Báo cáo "Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo" được thực hiện với các mục tiêu xác định, phân tích các rào cản về thể chế và chính sách trong sản xuất phân phối lúa gạo, từ đó đề ra các khuyến nghị cải cách để góp phần nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh và thu nhập của người nông dân trong ngành lúa gạo.

Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập (Cách tiếp cận cấu trúc thị trường)

Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập (Cách tiếp cận cấu trúc thị trường)

Cuốn sách này là sản phẩm của Dự án nghiên cứu “Ảnh hưởng của cấu trúc ngành lúa gạo đến lợi ích của nông dân sản xuất nhỏ ở Việt Nam”, một hoạt động của Liên minh “Vì quyền của nông dân và hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam”, thuộc Chương trình “Hỗ trợ liên minh vận động chính sách” do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ và tổ chức Oxfam tại Việt Nam quản lý.

Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013

Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013

Cuốn sách này là một sản phẩm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Khoa Kinh tế (DoE) thuộc Trường Đại học tổng hợp Copenhagen với sự hỗ trợ của Đại Sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.

Tái cấu trúc tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước: Một góc nhìn từ thể chế và pháp luật

Tái cấu trúc tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước: Một góc nhìn từ thể chế và pháp luật

Nghiên cứu này góp phần nhận diện và đánh giá ba nội dung then chốt trong chính sách tái cơ cấu tập đoàn và DNNN. Ba điểm then chốt đó là: thứ nhất, thoái vốn, thu hẹp khu vực DNNN, thứ hai, thực hiện thống nhất các quyền sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, thứ ba, từng bước áp dụng quản trị công ty hiện đại theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế.