Sau thời kỳ “vật lộn” với bất ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, đã có đánh giá cho rằng, nền kinh tế nước ta đang có những tín hiệu tiêu cực trở lại. Nhưng trên cơ sở phân tích kết quả điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Đình Cung vẫn cho rằng, sản xuất dường như đang bước vào thời kỳ suy giảm, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch và là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây… và kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong giai đoạn khó khăn này.
Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vừa là chủ trương xuyên suốt, vừa là trọng tâm ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ trong hơn 30 năm đổi mới. Bên cạnh những thành tựu, thế chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Bài viết này tập trung làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện.
Sau khi điểm qua quan niệm và mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế thị trường, đánh giá khái quát về một số kết quả cải cách thể chế kinh tế thị trường ở nước ta thời gian qua, bài viết sẽ tập trung xác định một số “nút thắt” thể chế kinh tế chủ yếu làm cản trở quá trình đổi mới, phát triển kinh tế nước ta. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp tiếp tục cải cách thể chế kinh tế trong thời gian tới.
Để cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế thông qua thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ), việc đo lường NSLĐ và xác định các nhân tố tác động đến tăng trưởng NSLĐ để có những chính sách hữu hiệu là yêu cầu cấp thiết. Qua nghiên cứu về đặc điểm của NSLĐ Việt Nam, tác giả chỉ ra rằng, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam đã và đang chuyển dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Điều này cộng với dấu hiệu cho thấy hiệu ứng nội ngành đang dần dần thay thế hiệu ứng dịch chuyển để dẫn dắt NSLĐ của Việt ...
“Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2019 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2019. Báo cáo năm 2019 tập trung đánh giá tổng thể khả năng chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam với quan điểm cho rằng cần phải định vị được Việt Nam đang ở đâu trên lộ trình hướng tới tương lai nền kinh tế số để có những giải pháp và chiến lược tổng thể.
“Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2018. Chủ đề xuyên suốt của báo cáo liên quan tới vấn đề năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với quan điểm cho rằng, cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam.
Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2013 được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2014 được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Báo cáo nghiên cứu chính sách này xem xét hệ thống hành chính công của Việt Nam được xây dựng trên khuôn khổ của Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính (CCHC) giai đoạn 2001-2010 nhằm đưa ra một số đánh giá về vai trò của hệ thống hành chính công trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay. Báo cáo nêu lên một số vấn đề cần giải quyết, bao gồm: Hệ thống hành chính công đóng góp thế nào vào tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo? Cải cách hành chính thúc đẩy hay kìm hãm việc cung cấp dịch vụ công tốt hơn, đặc biệt cho người nghèo như thế nào? Loại hình hành chính ...
Với tiêu đề ”Nhà nước và kinh doanh”, tài liệu này trình bày các kết quả nghiên cứu được tiến hành thời gian qua tập trung phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh doanh, hướng vào ba nội dung chủ yếu: (1) Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, (2) Tái cấu trúc đầu tư công và (3) Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Đây là báo cáo được xây dựng bởi các đối tác để phục vụ cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011. Báo cáo do nhóm chuyên gia của Ngân hàng thế giới soạn thảo phối hợp với "Tổ công tác các nhà tài trợ" đến từ các tổ chức sau đây: ADB, AusAID, CIDA, DFID, EU, ĐSQ Pháp, GIZ, Đại sứ quán Ailen, JICA, ĐSQ Hà Lan, ĐSQ Mỹ.
Cuốn sách được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu gồm Phan Đức Hiếu (CIEM), Phạm Ngọc Linh (Công ty Tư vấn Quản lý MCG), Huỳnh Mai Hương (IFC) và Stephen Butler (Đại học Chicago, Hoa Kỳ và cũng là chuyên gia tư vấn quốc tế của IFC), dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Làn, Trưởng các dự án Việt Nam, Chương trình Môi trường Đầu tư IFC khu vực Mêkông và ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng, CIEM.