![[Tinh thần dân chủ] Chương 12: Trung Đông có thể dân chủ hóa hay không (Phần 1)](http://thitruongtudo.vn/upload/01_bai_viet/k22071_14.1_(1).jpg)
[Tinh thần dân chủ] Chương 12: Trung Đông có thể dân chủ hóa hay không (Phần 1)
Hậu quả của việc Mỹ xâm lược Iraq tháng 3 năm 2003, chế độ dân chủ dường như đã bước vào Trung Đông. Tên bạo chúa tối tệ nhất trong khu vực bị áp bức nhất thế giới đã bị chế độ dân chủ hùng mạnh nhất thế giới lật đổ. Các nước độc tải bên cạnh Iraq cảm thấy lo lắng và khu vực này dường như đang lên men về chính trị. Với sự cáo chung của đảng Baath, một đảng độc tài, từng cầm quyển ở Iraq trong suốt 30 năm, đảng Baath cầm quyền ở Syria tự hỏi phải chăng tiếp theo sẽ là họ và các giáo sĩ đang cai trị ở Iran đã gửi tới Nhà Trắng bức thư với những đề nghị đàm phán về rất nhiều vấn đề.
Tổng thống George W. Bush và các thành viên nội các của ông đưa ra thông báo về một sự thay đổi táo bạo trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Đông. Ngày 6 tháng 11 năm 2003, phát biểu tại Quy Quốc gia vì Dân chủ, tổng thống Bush tuyến bố “chiến lược hướng tới tự do ở Trung Đông”: “Các nước phương Tây đã bào chữa và chấp nhận sự thiếu vắng tự do ở Trung Đông trong suốt sáu mươi năm qua, nhưng chẳng làm được việc gì để làm cho chúng ta được an toàn – vì trong dài hạn, ổn định không thể đánh đổi với cái giá của tự do. Khi Trung Đông vẫn là khu vực mà tự do không đơm hoa kết trái thì đây vẫn là khu vực trì trệ, đầy oán giận, và bạo lực, sẵn sàng xuất khẩu sang những khu vực khác” Trong bài diễn văn của mình, Bush đã nhắc tới xu hướng chính trị đẩy triển vọng ở Morocco, Bahrain, Qatar, Yemen và Jordan, nhưng cũng nói rõ rằng đã đến lúc Ai Cập phải chỉ cho mọi người “thấy con đường dẫn tới dẫn chủ ở Trung Đông.
Chế độ của tổng thống Ai Cập, Hosni Mubarak, – nắm quyền hơn nửa thế kỉ, từ khi đại tá Gamal Abdel Nasser lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1952 – cảm thấy buộc phải thể hiện một số tiến bộ. Dưới sức ép ngày càng gia tăng từ các nước phương Tây cũng như từ trong nước và đứng trước cuộc chiến đấu giành quyển thừa kế giữa bộ máy quân sự và những người ủng hộ con trai của ông ta, chính phủ của tổng thống Mubarak tung ra “nỗ lực thu hút sự chú ý của công luận nhằm chứng tỏ mình là người ủng hộ cải cách".
Những năm 2004 và 2005 mang theo mình lời hứa thực sự về tự do hóa ở Ai Cập. Năm 2004, những xu hướng khác nhau của phe đối lập – Hồi giáo, cánh tả và tự do – cùng thống nhất ủng hộ cải cách hệ thống chính trị, làm cho xã hội tự do và cởi mở hơn, những cuộc bầu cử công bằng hơn và được tổ chức một cách trung lập hơn. Họ đòi hỏi cuộc bầu cử tổng thống mang tính cạnh tranh, mà cho đến lúc đó chỉ đơn giản là cuộc trưng cầu dân ý với hai lựa chọn có-hoặc-không cho nhà độc tài “tái cử” Tháng 12 năm 2004, một số lực lượng đã liên minh thành tổ chức với tên gọi đẩy khiêu khích: Kifaya (Đủ rồi) – thể hiện tâm trạng của nhân dân – và kêu gọi chấm dứt việc tái cử vô giới hạn của tổng thống Mubarak và từ bỏ những cố gắng của ông ta nhằm dọn đường cho con trai kế nhiệm mình.
Mặc dù bị sách nhiễu và bị lực lượng an ninh đàn áp, những cuộc biểu tình do Kifaya tổ chức vẫn tiếp tục diễn ra và năm 2005, sau gần một phần tư thế kỉ nằm dưới quyền cai trị của Mubarak, “cuộc vận động công khai nhằm tổng khứ ông ta bỗng trở thành hoạt động được nhiều người ưa thích. Do cần được Hoa Kỳ giúp đỡ và cần có cả tính chính danh đối với nhân dân trong nước, vị tổng thống này đã tiến hành một đường lối khá phức tạp. Tháng 1 năm đó, các đối thủ nổi bật nhất từ lực lượng thể thục theo chủ nghĩa tự do – chủ tịch Đảng Ghad, Ayman Nour – bị bắt theo một cáo buộc đầy tranh cãi, nhưng sau đó được thả vì Mubarak tìm cách ve vãn chính quyền Mỹ. Lúc đó Mỹ vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ về kinh tế cho nước này gần 1 tỉ USD một năm và 1,3 tỉ USD viện trợ quân sự một năm.' Tháng 9 cùng năm, lần đầu tiên Mubarak cho phép tổ chức (mặc dù có giới hạn) cuộc bầu cử tổng thống có nhiều hơn một ứng cử viên. Chế độ này cho phép ngành tòa án theo dõi quá trình bỏ phiếu và theo dõi cuộc bầu cử quốc hội cởi mở hơn và cạnh tranh hơn vào tháng 11 năm đó. Mặc dù chính thức bị cấm, các thành viên của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đã có thể tranh cử như những ứng cử viên độc lập và lần đầu tiên trong hai mươi năm, tổ chức này tham gia chiến dịch tranh cử mà không có người nào bị chính phủ canh giữ.
Cùng lúc, khi công cuộc cải cách bắt đầu sôi sục ở Ai Cập, quyền thống trị của Syria ở Lebanon – được hệ thống hóa và củng cố bởi thỏa thuận Taif – chấm dứt cuộc nội chiến ở Lebanon năm 1989 – bắt đầu sụp đổ. Vì Syria âm thẩm tìm cách lật đổ trật tự chính trị mới được thiết lập ở Iraq, chính quyền Bush “bắt đầu công khai chỉ trích việc Syria chiếm đóng Lebanon, sự đảo chiều của chính sách như thế đã truyền cảm hứng cho các phong trào đối lập ở Lebanon nhằm tái khẳng định chính mình.” Pháp và các nước châu Âu khác làm theo.
Thể hiện rằng mình không để cho bị dắt mũi, chế độ kéo dài đã bốn mươi năm ở Syria quay lại với chiến thuật bàn tay sắt, tháng 9 năm 2004 Syria ép quốc hội Lebanon kéo dài nhiệm kỉ tổng thống của người đồng minh trung thành của mình là Emile Lahoud. Tháng sau, một trong những vị bộ trưởng quan trọng nhất, phản đối việc kéo dài nhiệm kì suýt nữa thì bị ám sát, và ba tuần sau đó, vị thủ tướng được lòng dân, Rafiq Hariri từ chức, bất chấp áp lực của Syria. Tháng 2 năm 2005, Hariri và khoảng hai mươi người khác bị một quả bom gài trên xe ở Beirut sát hại. Với cuộc tấn công này, người Syria dường đã đi quá xa. Một tuần sau, hàng chục ngàn người Lebanon đòi Syria rút quân đội và nhân viên tình bảo khỏi Lenanon và cáo buộc Syria và Lahoud giết Hariri. Các cuộc biểu tình, mà sau này được gọi là “Cách mạng Cây Tùng” (Cedar Revolution), tiếp tục diễn ra hàng ngày cho đến khi chính phủ thân Syria của Lebanon từ chức vào ngày 28. Giữa tháng Ba, hàng trăm ngàn người Lebanon (theo một số báo cáo là trên một triệu người) diễu hành vào trung tâm Beirut đòi: “Tự do, chủ quyền, độc lập”. Trước làn sóng chính trị đang chuyển hướng quá mạnh mẽ, tháng 4 năm 2005, Syria buộc phải rút khỏi Lebanon và trong cuộc bầu cử vào giữa năm đó, các đồng minh của Hariri đã giành được quyền kiểm soát chính phủ. Ngay sau cuộc Cách mạng Cây Tùng ở Lebanon, khoảng năm mươi ngàn người Bahrain – “một phần tám dân số cả nước – đã biểu tình đòi cải cách hiến pháp”.
Ở Jordan, mở cửa về chính trị tuy còn hạn chế nhưng tràn đầy hi vọng cũng đang hình thành. Sau vụ bùng nổ của phong trào Intifada lần thứ hai của người Palestine vào tháng 9 năm 2000, vua Abdullah đã giải tán quốc hội, đình chỉ cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch, ban hành lệnh cấm biểu tình và đàn áp xã hội dân sự nhằm đáp trả tình cảm bất mãn trước việc kí kết hiệp ước hòa bình với Israel đang gia tăng trong dân chúng. Nhưng sau khi chế độ của Saddam bị lật đổ vào năm 2003, nhà vua – được nhận những khoản viện trợ kinh tế hảo phóng của Hoa Kỳ và các quốc gia dầu mỏ trong vùng Vịnh – đã tiến hành công cuộc tự do hóa. Ông đã ban hành những biện pháp nhằm nới lỏng hạn chế về tự do thể hiện, tổ chức “những cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng thành phố tương đối tự do và minh bạch, mặc dù chưa công bằng” và tiến hành đàm phán với các nhóm đối lập cánh tả và Hồi giáo, trong đó, có báo cáo nói rằng các nhóm Hồi đã đồng ý hạn chế việc chống đối chính sách đối ngoại thân Mỹ của Jordan để đổi lấy tiến bộ về kinh tế và không gian hoạt động chính trị rộng rãi hơn. Ở Palestine, cái chết của ông Yasser Arafat vào tháng 11 năm 2004 – sau mấy thập kỉ giữ thế thượng phong trong nền chính trị lạc lõng và thổi nát – chỉ cho người ta con đường dẫn tới thời đại của chủ nghĩa đa nguyên, trách nhiệm giải trình và thậm chí có thể là dân chủ. Với việc bầu Mahmoud Abbas, một người có đầu óc cởi mở hơn và có trình độ hơn, vào chức tổng thống vào tháng 1 năm 2005 và sau đó là việc Israel rút khỏi giải Gaza vào tháng 8, sau ba mươi tám năm chiếm đóng khu vực này, hi vọng về hội nhập quốc tế và khu vực cũng gia tăng.
Còn ở chính Iraq năm 2005 là một năm có nhiều cơ hội cho dân chủ, mặc dù bạo lực và phân hóa chính trị ngày càng trở thành sâu sắc hơn. Mặc dù lo ngại về tình trạng hỗn loạn và đổ máu trên diện rộng, tháng 1 năm đó, gần 12 triệu người Iraq đã can đảm đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội chuyển tiếp để soạn thảo một hiến pháp mới. Tháng 10, họ lại làm như thế một lần nữa – nhưng đông hơn – để thông qua bản hiến pháp mới trong cuộc trưng cầu dân ý. Và ngày 15 tháng 12, đi bỏ phiếu lần thứ ba để bầu quốc hội mới theo hiến pháp lâu dài.
Dường như thế giới Ả Rập Trung Đông – khu vực duy nhất không có dân chủ – đang bắt kịp thế giới. Cuối năm 2005, Freedom House ghi nhận sự cải thiện đáng kể về các quyền chính trị và các quyền tự do dân sự trong ba năm liên tục tại khu vực nằm dưới quyền cai trị của Palestine và tại một nửa trong số mười sáu quốc gia Ả Rập: Marocco, Ai Cập, Jordan, Lebanon, Iraq, Qatar, Yemen, và thậm chí là cả ở Ả Rập Saudi nữa. Ở một số nước, sự thay đổi là rất khiêm tốn, vẫn là chế độ độc tài sắt đá, nhất là ở Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, xu hưởng trong 5 năm qua – theo Freedom House – là “quỹ đạo tích cực trong khu vực, giúp cho toàn bộ vùng Trung Đông có điểm số tự do cao nhất trong lịch sử của cuộc khảo sát này.
Chú thích:
(1) Bài nói của tổng thống tại lễ kỉ niệm lần thứ XX ngày thành lập quĩ National Endowment for Democracy, U.S. Chamber of Commerce, Washington, D.C., November 6, 2003, http://www. whitehouse .gov/news/releases/2003/11/print/20031106-3. html.
(2) Freedom House, Freedom in the World, 2006: The Annual Survey of Political Rights and Civil Liberties (New York: Freedom House, 2006), p. 229.
(3) Đây là một phần của xu hướng trong khu vực. Ở Syria, Bahar al-Assad được chọn làm người kế nhiệm bố, đồn rằng Muammar Qaddafi ở Libya và Ali Abdullah Sleh ở Yemen chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho con. Đấy là cái mà người dân trong khu vực gọi là jumlukiyas hay chế độ quân chủ cộng hòa.
(4) Freedom House,Freedom in the World, 2006, p. 230.
(5) Trong ba thập kỉ, từ năm 1975 đến năm 2004, Ai Cập nhận được “hơn 50 tỉ USD viện trợ của Mĩ”. Charles Levinson, “tổng cộng 50 tỉ USD viện trợ của Mĩ cho Ai Cập”, Christian Science Monitor, April 12, 2004, http://www.csmonilor.com/2004/04l2/p07s01-wome.html.
(6) “Egypt: Faces of a Crackdown”, Human Rights Watch video, May 30, 2007, http://hrw.org/video/2007/egypt05/.
(7) Freedom House, Freedom in the World, 2006, p. 409.
(8) “Lebanese Officers Forced to Quit”, BBC News, February 28, 2005, http://news. bbc .co.u k/2/hl/middle_east/4305927.stm.
(9) Shadi Hamid, “Parting the Veil”, Democracy 5 (Summer 2007): 40.
(10) Freedom House, Freedom in the World, 2006, pp. 371-72.
(11) Ibid., p. 5.
Nguồn: Larry Diamond (2008). Tinh Thần Dân Chủ. Phạm Nguyên Trường dịch. Nguyên tác: The Spirit of Democracy (2008)