[Khảo lược Adam Smith] - Chương VI: Bàn thêm về bàn tay vô hình
Adam Smith nổi tiếng vì tư tưởng “bàn tay vô hình” của ông. Nhiều người cho rằng điều đó có nghĩa là những hành động có tính vụ lợi của chúng ta bằng cách nào đó lại tạo ra lợi ích chung cho toàn xã hội. Thí dụ, quá trình thương lượng cam go của chúng ta đã tạo ra hệ thống thị trường, là hệ thống phân phối các nguồn lực một cách cực kì hữu hiệu.
Trên thực tế, ngoài việc để cập đến “bàn tay vô hình của thần Jupiter” trong Lịch sử thiên văn học, Smith sử dụng cụm từ này chỉ có hai lần trong toàn bộ trước tác của ông và không theo nghĩa mà mọi người vẫn nghĩ.
Người giàu tạo công ăn việc làm cho người nghèo
Trong Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Smith cho rằng bản tay của “Thượng đế” cào bằng mọi phần thưởng về mặt kinh tể. Người giàu không thể ăn nhiều hơn người nghèo. Họ dùng phần lớn lương thực thực phẩm thu hoạch được trên phần đất của họ để trao đổi với những người khác - những người cung cấp các món hàng xa xỉ phẩm, “những đổ trang sức và nữ trang rẻ tiển”, mà người giàu có nhu cầu. Trong khi chỉ nghĩ đến bản thân mình, thì người giàu lại tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người khác.
Người giàu chọn từ đồng hàng hóa những thứ giá trị nhất và dễ thương nhất. Họ tiêu thụ nhiều hơn người nghèo một chút và do đó tham lam và ích kỉ, họ chỉ nghĩ đến tiện nghi của chính mình, mặc dù mục đích duy nhất mà họ đặt ra cho hàng ngàn người lao động mà họ sử dụng là thỏa mãn những mong muốn vô độ và hão huyền của mình, nhưng họ đã chia sẻ với người nghèo thành quả của tiến bộ. Họ được bàn tay vô hình dẫn dắt để làm chính cái việc phân phối những thứ cần dùng cho đời sống như thể là trái đất được chia thành những phần đều nhau cho tất cả các cư dân trên đó vậy; và như vậy là, mặc dù không có chủ đích làm việc đó, không biết việc đó, họ đang thúc đầy lợi ích của toàn xã hội và cung cấp của cải cho rất nhiều người1.
Nền công nghiệp trong nước và nước ngoài
Trong Của cải của các quốc gia, bàn tay vô hình được nhắc tới một lần duy nhất trong đoạn nói về những tổ chức độc quyền của nhà nước thúc đẩy những ngành công nghiệp trong nước nhằm ngăn chặn hàng hóa nước ngoài. Smith ghi nhận rằng điều đó sẽ thuyết phục dân chúng đầu tư thêm vào nền công nghiệp trong nước, dẫn tới:
Khi mỗi người đều... cố gắng hết sức trong việc đem vốn liếng của mình để thúc đẩy nền công nghiệp trong nước và định hướng ngành công nghiệp đó sao cho sản phẩm của nó có thể có giá trị cao nhất, thì mỗi người tất sẽ làm việc nhằm mang lại doanh thu hằng năm lớn nhất có thể cho xã hội. Thực ra, nói chung cá nhân mỗi người đều không có ý định thúc đầy lợi ích của xã hội cũng như không biết rằng họ đang góp phần thúc đẩy đến mức nào. Bằng cách ủng hộ ngành công nghiệp trong nước, anh ta chỉ nhắm vào sự an toàn của chính mình, và bằng cách định hướng ngành công nghiệp đó sao cho sản phẩm của nó có thể có giá trị cao nhất, anh ta chỉ nhắm vào lợi ích của chính mình và trong trường hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác, đã được bàn tay vô hình dẫn đất nhằm thúc đẩy mục đích mà anh ta không hề có khái niệm gì2.
Hai đoạn văn trên đã làm cho những người phê bình thấy rằng khái niệm “bàn tay vô hình” của Adam Smith khác xa với quan điểm mà đa số vẫn nghĩ về nó như thể nào. Ở đoạn văn thứ nhất, kết quả tốt đẹp mà tính vụ lợi mang lại được gán cho “Thượng đế”. Ở đoạn văn thứ hai, đấy là bình luận bên lề cuộc thảo luận về ngoại thương.
Hậu quả không dự định trước của hành động của con người
Trên thực tế, các nhà phê bình đã hiểu một cách quá hạn hẹp. Tư tưởng bàn tay vô hình, như vẫn thường được hiều, thấm đẫm trong toàn bộ trước tác của Smith, đấy là nói ngay cả khi không có hai trích dẫn bên trên. Vì đấy chỉ là một cụm từ ngắn dễ nhớ về quan điểm của Smith rằng hành động của con người có những hậu quả không dự định trước, và với điều kiện là một số quy tắc nền tảng như nguyên lý công bằng được tuân thủ, thì hành động tự tư tự lợi của các cá nhân có thể tạo ra, dù không chủ tâm, một trật tự xã hội hoạt động hữu hiệu và hữu ích cho tất cả mọi người.
Tôi chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình khi mua một chiếc áo choàng len (sử dụng thí dụ của Smith). Tôi gần như không quan tâm đền hạnh phúc của người bán hàng và còn ít quan tâm hơn đến người thợ dệt, người chăn cừu, người cắt lông, người chải len, người thợ nhuộm, người thợ quay tơ, người chở hàng và tất cả những người khác - những người mà có thể tôi sẽ chẳng bao giờ gặp. Những người này cũng không làm chiếc áo đó vì tôi. Có lẽ họ cũng chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền để nuôi gia đình mình mà thôi.
Nhưng tôi mua là họ có lợi vì một phần số tiền tôi bỏ ra tự động tìm cách đi đến với từng người trong số họ. Tương tự như thế, sức lao động mà mỗi người trong số họ đóng góp vào trong việc sản xuất chiếc áo khoác đã giúp tôi có chiếc áo đẹp hơn, rẻ hơn là tự mình làm lấy.
Sức lao động của hàng ngàn ngàn con người, trong những nước khác nhau, chỉ nhờ tính tư lợi của những người tham gia mà có thể được phối hợp một các hoàn toàn tự động, không cần bất kì cơ quan lãnh đạo nào. Có thể coi đấy là điều kì diệu. Nhưng Smith giả thích cực kì dễ hiểu. Việc trao đổi tự nguyện chỉ có thể xảy ra khi cả hai bên đều nghĩ rằng mình sẽ được lợi sau cuộc mặc cả. Mỗi người đều đổi cái họ không muốn lắm và nhận được cái họ muốn hơn - thí dụ, bán sức lao động lấy tiền hay dùng tiền mua hàng. Khi hàng triệu người trao đổi với nhau theo cách đó thì phúc lợi sẽ được lan tỏa một cách nhanh chóng và rộng khắp trên cả nước.
Như vậy là, các mức giá chỉ ra sự sẵn sàng hi sinh một cái gì đó để đổi lấy một món hàng nào đó hay một dịch vụ nào đó. Chúng cho chúng ta biết cần phải hướng sức lao động và đồng vốn vào lĩnh vực nào để có thể thu được lợi nhuận cao nhất. Và như vậy là chúng ta đáp ứng được những nhu cầu quan trọng nhất của cộng đồng một cách tự động và hoàn toàn không có chủ ý.
Hệ thống tự duy trì
Dường như Smith đã có một số khái niệm về bản chất tiến hóa của hệ thống xã hội này. Nó tồn tại được là vì nó hoạt động, ông nói như thế. Trong tác phẩm Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, ông quy cho tính chất đó là thánh thần hoặc gần như là của thánh thần vậy. Vì đời sống khoa học lúc đó đang bị các tu sĩ chi phối, cho nên có thể ông đã không có lựa chọn nào khác. Mà cũng có thể một trăm năm trước Darwin, đấy là cách giải thích duy nhất. Ông đã lưỡng lự giữa việc quy hệ thống cho ý muốn của thánh thần với việc coi nó là bản chất của tự nhiên, và sau này, khi đã thoát khỏi các tu sĩ và sống bằng tiền công độc lập, tư tưởng cho rằng đấy là hệ thống tự nhiên, tự duy trì có vẻ như càng ngày càng mạnh dần lên trong suy nghĩ của ông3.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể đơn giản chỉ làm tất cả những gì mình thích và bàn tay vô hình sẽ chăm lo cho chúng la. Smith nhận thức rõ rằng con người có thể là những kẻ ích kỉ, đố kị, tự phụ và dễ tự ái. Quá một ngưỡng nào đó, các xu hướng tự nhiên này có thể trở thành lực lượng phá hoại, nhưng nếu giữ được điều độ thì đấy lại là những tính chất cục kì quan trọng. Tính tư lợi thúc đẩy chúng ta mua bán, và vô hình trung đã làm lợi cho tất cả mọi người. Tính ghen tị với những người giàu có động viên chúng ta cố gắng hơn nữa, và chính nó đã làm cho sản xuất, khoa học, thậm chí cả nghệ thuật phát triển. Vì chúng ta thích được người khác tôn trọng, tính tự phụ thúc đẩy chúng ta hành động một cách nhân từ. Vì sự tức giận của người khác làm chúng ta buồn nên chúng ta tránh những hành động có thể gây tổn thương cho họ.
Như vậy là, hệ thống đạo đức của Adam Smith cũng là hệ thống lấy ích kỉ làm trung tâm, hệt như hệ thống kinh tế của ông vậy. Lợi ích mà chúng ta mang lại cho người khác chỉ là sản phẩm phụ của tham vọng của chúng ta, chúng ta không làm hại người khác là để họ không tức giận mà gây đau khổ cho ta.
Hành động mang tính cá nhân và kết quả mang tính xã hội
Nhưng muốn cho hệ thống này hoạt động một cách tự động và trơn tru thì chúng ta phải tuân thủ một số quy tắc: các quy tắc công bằng, tức không cho chúng ta làm hại người khác; quy tắc luân lý đạo đức, tức thúc đẩy chúng ta kiểm chế những dục vọng thô lậu của mình; còn trong lĩnh vực kinh tế thì phải tuân thủ các quy tắc sở hữu và hợp đồng. Các quy tắc về hành vi cá nhân này hiệp lực với nhau tạo nên một trật tự xã hội hữu ích cho tất cả mọi người. Có thể chúng ta không hiểu, nhưng trong mọi trường hợp, bản năng tự nhiên của chúng ta thường là người hướng dẫn đáng tin cậy hơn là lí trí và nhận thức có hạn của chúng ta.
Cách đây chưa lâu, Giáo sư F. A. Hayek, người từng đoạt giải Nobel về kinh tế học, đã truy tìm xuất xứ tư tưởng cho rằng trật tự xã hội hài hoà có thể xuất hiện mà không cần sự lãnh đạo tập trung từ Smith và những bậc tiền bối của ông4. Với nhận thức hiện đại về quá trình tiến hóa và tâm lí học, Hayek giải thích rõ làm thế nào mà những cộng đồng xã hội, chỉ cần các cá nhân tuân theo một số quy tắc hành xử nhất định, lại có thể đạt được sự thịnh vượng và tạo dựng được, dù không có chủ ý, một trật tự hoạt động trơn tru5. Thí dụ như trong ngôn ngữ, chúng ta đã tạo ta một cách không chủ ý một hệ thống giao tiếp cực kì hữu hiệu bằng cách đơn giản là tuân thủ một số quy tắc ngữ pháp - những quy tắc mà chúng ta tuân theo một cách tự nhiên nhưng rất khó giải thích. Trong những nhận xét về ngôn ngữ, Smith cũng tiến đến rất gần tư tưởng như thể6.
Trật tự xã hội hữu ích đó hình thành trong quá trình chúng ta học hỏi để có thể sống chung với nhau. Tất cả chúng ta đều muốn thoả mãn ham muốn của mình, nhưng thường thì những ham muốn này lại mâu thuẫn với ham muốn của những người khác. Dần dần chúng ta học được rằng hành động nào thì có thể được người khác chấp nhận và không dẫn tới những xung đột mang tính phá hoại. Bằng cách đó và cùng với sự trợ giúp của sự đồng cảm giữa con người với nhau, chúng ta lập ra quy tắc công bằng, tức là quy tắc hướng dẫn ta theo đi quyền lợi của mình mà không làm hại người khác7. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong các lĩnh vực hoạt động khác chúng ta cũng tìm cách cộng tác để mọi người đều được lợi mặc dù chúng ta không hề có chủ ý như thế.
Một số trích dẫn từ các tác phẩm của Adam Smith
Về phân công lao động...
Trong xã hội được quản lí một cách phù hợp, việc phân công lao động tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm đủ mọi loại, dẫn đến sự thịnh vượng chung và sẽ lan truyền đến những tầng lớp nghèo khổ nhất.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn I, Chương I, trang 22, đoạn 10.
... và lợi thế tương đối
Dùng kính, phân bón và tường che, ở Scoland có thể trồng được những loại nho tốt nhất, rồi từ đó làm ra những loại rượu vang tốt nhất với giá đắt hơn khoảng 30 lần giá của loại rượu có chất lượng tương đương ở nước ngoài. Ngăn cẩm nhập khẩu rượu vang ngoại quốc, thúc đẩy sản xuất rượu vang đỏ ở Scotland, điều luật như thế có hợp lí không?
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương II, trang 458, đoạn 15.
Nguyên tắc của một người chủ gia đình khôn ngoan là không bao giờ tự làm những gì anh ta phải trả giá đắt hơn là đi mua... Điều được coi là khôn ngoan trong gia đình nhỏ khó có thể được coi là dại dột trong một vương quốc to.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương II, trang 456-7, đoạn 11-12.
Về cạnh tranh
Nói chung, nếu một lĩnh vực kinh doanh nào đó hay phân công lao động nào đó là có ích cho xã hội thì cạnh tranh một cách rộng rãi hơn và tự do hơn sẽ làm cho chúng càng hữu ích hơn.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn II, Chương II, trang 329, đoạn 106.
Tiêu thụ là mục đích duy nhất của mọi ngành sản xuất và quyền lợi của người sản xuất chỉ đáng được quan tâm khi và chỉ khi nó có thể phục vụ được nhu cầu của người tiêu thụ.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương VIII, trang 660, đoạn 49.
... và bóp méo kinh doanh
Người làm cùng một nghề ít khi gặp nhau; ngay cả để vui chơi, giải trí; mà không kết thúc câu chuyện bằng âm mưu chống lại xã hội hoặc là tìm cách nâng giá... Mặc dù luật pháp không thể gây trở ngại cho những người cùng ngành nghề đôi khi gặp gỡ nhau, nhưng cũng không được tạo điều kiện cho những cuộc gặp gỡ như thế, càng không được làm cho những cuộc gặp gỡ như thế trở thành cần thiết.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn I, Chương X, Phần II, trang 145, đoạn 27.
Qui định bắt buộc tất những người làm cùng một nghề trong một thành phố phải đăng kí tên và địa chỉ thường trú sẽ tạo điều kiện cho những cuộc gặp gỡ như thế…Qui định cho phép những người cùng làm một nghề đóng góp nhằm giúp đỡ cho những đồng nghiệp nghèo khổ, bệnh tật, đàn bà góa và trẻ mồ côi... làm cho những cuộc gặp gỡ như thế trở thành cần thiết.
Hiệp hội không chỉ làm cho những cuộc gặp gỡ như thế trở thành cần thiết mà còn làm cho nghị quyết của đa số trở thành bắt buộc cho tất cả mọi người. Trong nghề nghiệp tự do hoặc thương mại tự do, liên kết chỉ có thể được thiết lập khi có sự đồng thuận của tất cả các thành viên và chỉ có hiệu lực khi mọi thành viên đều có chung ý kiến. Đa số các hiệp hội lại có thể đưa ra các qui định bắt buộc với những khoản phạt vạ cản trở cạnh tranh hữu hiệu hơn và kéo dài hơn bất kì một sự liên kết tự nguyện nào.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn I, Chương X, Phần II, trang 145, đoạn 29-30.
Mở rộng thị trường và hạn chế cạnh tranh luôn luôn là mối bận tâm của các nhà buôn... Bất kì đề xuất ban hành điều luật hoặc qui định điều tiết thương mại mới nào có xuất xứ từ giai cấp đó đều phải được lắng nghe một cách cực kì thận trọng và chỉ được áp dụng sau khi đã kiểm tra một cách kĩ lưỡng và đủ lâu, kiểm tra không chỉ với một sự chú ý cao nhất mà còn với một sự nghi ngờ cao nhất nữa. Vì đề xuất đó xuất phát từ những người mà quyền lợi không bao giờ trùng khít với quyền lợi của xã hội, những người thường muốn lừa bịp, thậm chí áp bức xã hội và vì vậy mà đã nhiều lần lừa bịp và áp bức xã hội rồi.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn I, Chương XI, trang 267, đoạn 10.
Bàn về chính phủ...
Vua chúa và các thượng thư là... những kẻ kiêu căng và xấc xược nhất vì họ giả bộ như đang chăm sóc đến đời sống kinh tế của các cá nhân riêng lẻ và làm nhẹ gánh nặng chi tiêu của họ... Họ, không có ngoại lệ, bao giờ cũng là những kẻ hoang phí nhất trong xã hội. Họ hãy tự chăm sóc lấy việc chi tiêu của chính mình và để cho các cá nhân tự chăm sóc lấy mình. Nếu việc chi tiêu hoang phí của họ không làm cho nhà nước sụp đổ thì các thần dân của họ lại càng không bao giờ làm như thể.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn II, Chương III, trang 346, đoạn 36.
Quan chức nhà nước, người lẽ ra phải hướng dẫn dân chúng cách sử dụng đồng vốn của họ, thì lại không chỉ khoác lên mình một sự chú ý hoàn toàn không cần thiết mà còn tiếm quyền, vốn dĩ không những không thể trao cho bất kì cá nhân nào, mà còn không được trao cho bất kì hội đồng hay cơ quan nào; chưa ở đâu quyền lực lại trở thành nguy hiểm như khi nó nằm trong tay một kẻ điên rồ và ngạo mạn đến mức nghĩ rằng mình được trao sứ mệnh sử dụng quyền lực đó.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương II, trang 456, đoạn 10.
... bàn về thuế khoá...
Không có nghệ thuật nào mà một chính phủ lại học được từ một chính phủ khác nhanh hơn là nghệ thuật móc tiền từ túi người dân.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương II,
phụ lục cho mục I và Il, trang 861, đoạn 12
Công dân của mỗi nước phải đóng góp cho chính phủ tương ứng với khả năng của mỗi người...
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương II,
Phần II, v.ii, trang 825, đoạn 3
Mức thuế mà mỗi cá nhân có trách nhiệm phải nộp phải được xác định một cách cụ thể, chứ không thể tuỳ tiện. Thời hạn nộp, cách thức nộp, số lượng thuế cần nộp, phải rõ ràng và dể hiểu đối với người nộp cũng như bất kì người nào khác.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương II,
Phần II, trang 825, phần 4
Mỗi một loại thuế đều cần được thu vào thời gian hoặc phương thức thuận lợi nhất đối với người nộp thuế.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương II,
Phần II, trang 826, đoạn 5
Mỗi một loại thuế đều phải được tính toán để làm sao cho phần mà nó lấy từ túi dân chúng nhưng không đóng góp vào ngân quĩ nhà nước càng ít càng tốt...
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương II,
Phần II, trang 826, đoạn 6
Người chủ tư liệu tích lũy thực chất là công dân toàn thế giới và không nhất thiết phải gắn bó với một nước cụ thể nào. Người đó có thể bỏ đất nước nơi người đó trở thành đối tượng của những cuộc điều tra rắc rối nhằm ấn định mức thuế khóa nặng nề và đưa vốn của mình đến đất nước nơi người đó có thể tiến hành công việc kinh doanh hoặc thụ hưởng tài sản của mình một cách dễ dàng hơn.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương II,
mục Il, trang 848-9, đoạn f8
... và trợ cấp
Thưởng cho nghề đánh cá trích trắng theo kích thước của tàu và tỉ lệ thuận với trọng tải của tàu chứ không phải theo sự cần cù và thành tích trong việc đánh cá, thì tôi sợ rằng nói chung tàu bè đều được trang bị chỉ để câu tiền thưởng chứ không phải là cá.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương V, trang 520, đoạn 32
Bàn về kiểm soát nhập khẩu
Người giàu có là người tiêu thụ lí tưởng đối với những người dân chăm chỉ trong khu vực hơn là người nghèo, đất nước giàu có thì cũng thế. [Hạn chế buôn bán] nhằm làm cho những người hàng xóm nghèo đi có thể biến việc buôn bán thành lĩnh vực không quan trọng và không đáng quan tâm.
Của cải của các quốc gia, Cuốn IV, Chương III,
Phần II, trang 495, đoạn c11
Đánh giá xem những biện pháp trả đũa (thuế suất nhằm chống lại những nước có thuế suất cao] có hiệu quả hay không có thể không chỉ là khoa học của nhà làm luật, những người phải suy xét trên những nguyên tắc cố định, mà còn là nghệ thuật của loại người có nhiều mưu mẹo và xảo quyệt mà dân chúng thường gọi là chính khách, những người mà ý kiến bao giờ cũng ngả nghiêng theo hoàn cảnh.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương II, trang 468, đoạn 39
Bàn về khuyến khích...
Dịch vụ công chỉ được cải thiện khi phần thưởng phù hợp với kết quả và tỉ lệ thuận với sự siêng năng trong khi thực hiện.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương I,
Phần II, trang 719, đoạn b20
và dung túng thói xấu
Mối quan tâm của mọi người là sống một cách thoải mái nhất có thể được, và nếu tiền công của người đó vẫn giữ nguyên dù có làm hay không làm một nhiệm vụ khó nhọc nào đó thì chắc chắn là người đó sẽ quan tâm....hoàn toàn bỏ mặc chuyện đó, hoặc... là làm một cách cẩu thả và luộm thuộm.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương I,
Phần III, mục II, trang 760, đoạn f7
Bàn về công lý...
Nếu [công lý] bị thủ tiêu thì cấu trúc rộng lớn và vĩ đại của xã hội loài người... sụp đổ ngay lập tức.
Lí thuyết về cảm nhận đạo đức,
Phần II, Tiết II, Chương III, trang 86, đoạn 4
Chỉ cần một vài điều kiện là có thể đưa một đất nước từ tình trạng dã man lên trạng thái phú cường nhất, đấy là hòa bình, thuế khóa dễ chịu và việc thực thi công lý có thể chấp nhận được: tất cả những điều còn lại sẽ diễn ra một cách tự nhiên.
Bài giảng năm 1755, trích dẫn trong Dugald Stewart,
Cuộc đời và tác phẩm của Tiến sĩ luật học Adam Smith, mục IV, 25
... và sự đồng cảm của con người
Dù con người có ích kỉ đến đâu đi nữa thì trong tính cách của anh ta vẫn có một số nguyên tắc làm cho anh ta quan tâm đến số phận của người khác và hạnh phúc của họ, mặc dù anh ta chẳng được lợi lộc gì, ngoài việc thấy vui khi được quan sát người khác hạnh phúc.
Lí thuyết về cảm nhận đạo đức,
Phần II, Tiết 1, Chương 1, trang 9, đoạn 1
Bàn về động cơ cải thiện....
Sự cố gắng tự nhiên của mỗi người nhằm cải thiện điều kiện sống của chính mình... mạnh đến nổi tự bản thân nó, không cần bất kì trợ giúp nào khác, không chỉ làm cho xã hội trở thành giàu có và thịnh vượng mà còn vượt qua được hàng trăm trở ngại mà những điều luật ngu xuẩn của con người tạo ra nữa.
Của cải của các quốc gia, Cuốn IV, Chương V,
Digression on the Corn Trade, trang 540, đoạn b43
... bàn tay vô hình
Người giàu chọn từ đống hàng hóa những thứ giá trị nhất và dễ thương nhất. Họ tiêu thụ nhiều hơn người nghèo một chút và do tham lam và ích kỉ, họ chỉ nghĩ đến tiện nghi của chính mình, mặc dù mục đích duy nhất mà họ đặt ra cho hàng ngàn người lao động mà họ sử dụng là thỏa mãn những mong muốn vô độ và hão huyền của họ, họ đã chia sẻ với người nghèo thành quả của tiến bộ. Họ được bàn tay vô hình dẫn dắt để làm chính cái việc phân phối những thứ cần dùng cho đời sống như thể là trái đất được chia thành những phần đều nhau cho tất cả các cư dân trên đó vậy; và như vậy là, mặc dù không có chủ đích làm việc đó, không biết việc đó, họ đang thúc đẩy quyền lợi của toàn xã hội và cung cấp của cải cho rất nhiều người.
Lí thuyết về cảm nhận đạo đức,
Phần IV, Chương I, trang 183-4, đoạn 10.
Thực ra, nói chung cá nhân mỗi người đều không có ý định thúc đẩy quyền lợi của xã hội, cũng như không biết rằng họ đang góp phần thúc đẩy đến mức nào. ...anh ta chỉ nhắm vào sự an toàn của chính mình, và bằng cách quản lí nền kinh tế sao cho sản phẩm của nó có thể có giá trị cao nhất, anh ta chỉ nhắm vào lợi ích của chính mình, và trong trường hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác đã được bàn tay vô hình dẫn dắt nhằm thúc đẩy mục đích mà anh ta không hể có khái niệm gì.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương II, trang 456, đoạn 9.
Chúng ta hi vọng có bữa ăn trưa không phải vì người bán thịt, người nấu bia hay người làm bánh mì có lòng tốt mà vì họ tôn trọng quyền lợi của chính mình. Chúng ta không quan tâm đến lòng nhân ái mà quan tâm đến tính ái kỉ của họ, không bao giờ chúng ta nói chuyện với họ về nhu cầu của mình mà chỉ nói về lợi ích của họ.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn I, Chương II, trang 26-27, đoạn 12
... và kế hoạch hóa
Người theo tư tưởng hệ thống... có khả năng là người cực kì thông thái với thói tự phụ của hắn ta và thường rất say mê vẻ đẹp của kế hoạch lí tưởng về chính phủ của hắn ta, cho nên hắn không thể chấp nhận bất kì sự thay đổi nào, dù nhỏ nhất, của bất kì phần nào trong kế hoạch của hắn... Hắn có thế mường tượng rằng mình có thể sắp đặt những thành viên khác nhau của một xã hội to lớn cũng dể dàng như sắp xếp mấy quân cờ trên bàn cờ vậy. Hắn không nghĩ rằng trên cái bàn cờ vĩ đại của xã hội loài người, mỗi một quân cờ đều có những nguyên tắc hành động riêng của mình, hoàn toàn khác hẳn với nguyên tắc mà cơ quan lập pháp có thể áp đặt cho họ
Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI,
Tiết II, Chương II, trang 233-4, đoạn 17.
Bàn về trường đại học
Tại trường đại học tổng hợp Oxford, phần lớn giáo sư suốt nhiều năm qua đã chẳng thèm giả vờ là đang giảng dạy nữa.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương 1,
Phần III, mục II, trang 761, đoạn 8
Các môn học trong các trường cao đẳng và đại học nói chung được tính toán không phải vì quyền lợi của sinh viên mà vì quyền lợi hay nói đúng hơn, vì sự thoải mái của các giảng viên.
Của cải của các quốc gia, Cuốn V, Chương 1,
Phần III, mục II, trang 764, đoạn 15
Bàn về phân phối của cải
Không thể coi hành động làm cho điều kiện sống của nhiều người được cải thiện là có hại cho toàn thể xã hội. Chắc chắn là xã hội không thể thịnh vượng và hạnh phúc nếu đa số các thành viên của nó đều là những người nghèo đói và đáng thương.
Của cải của các quốc gia, Cuốn I, Chương VII,
Phần III, trang 96, đoạn 36
Lời phàn nàn thường gặp nhất là không có tiền.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương I, trang 437, đoạn 16
... và lợi ích của tự do
[Không có những rào cản về thương mại] thì một hệ thống tự do thuận theo tự nhiên, giản tiện và dễ hiểu sẽ được thiết lập. Mỗi người... đều được hoàn toàn tự do theo đuổi quyền lợi của mình, theo cách của mình... Nhà vua được hoàn toàn giải phóng khỏi nhiệm vụ (mà để thực hiện nó] thì trí tuệ hay hiểu biết của con người sẽ không bao giờ đủ, ông ta được giải phóng khỏi nhiệm vụ quản lí công việc của cá nhân hay là hướng nó vào những ngành phù hợp nhất với quyền lợi của xã hội.
Của cải của các quốc gia,
Cuốn IV, Chương IX, trang 687, đoạn 51.
Tài liệu tham khảo chọn lọc
The Glasgow Edition of the Works and Correspondence of Adam Smith
Bryce, J. E. (ed.) (1985), Lectures on Rhetoric and Belle Lettres, Indianapolis, IN: Liberty Fund.
Campbell, R. H., and A. S. Skinner (eds) (1982), An Iquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, Indianapolis, IN: Liberty Fund.
Haakonssen, K., and A. S. Skinner (2003), Index to the Works of Adam Smith, Indianapolis, IN: Liberty Fund.
Meek, R. I., D. D. Raphael and P. G. Stein (eds) (1982), Lectures on Jurisprudence, Indianapolis, IN: Liberty Fund:
Mossner, E. C., and I.S. Ross (eds) (1987), Correspondence of Adam Smith, revised edn, Indianapolis, IN: Liberty Fund.
Raphael, D. D., and A. L. Macfie (eds) (1984), The Theory of Moral Sentiments, Indianapolis, IN: Liberty Fund.
Wightman, W. P.D., and J. C. Bryce (eds) (1982), Esays on Philosophical Subjects, Indianapolis, IN: Liberty Fund (this volume includes Dugala Stewart's “Account on the life and writings of Adam Smith LLD”).
Other editions of Smith’s works
Haggary, J. (1976), The Wisdom of Adam Smith, Indianapolis, IN:Liberty Fund (collection of key quotations from Smith's works).
Heilbroner, R. L., with I. J. Malone (1986), The Essential of Adam Smith, Oxford: Oxford University Press (abridged version of Smith's main writing, with introduction noted).
Books about Smith and his works
Buchan, J. (2006), Adam Smith and the Pursuit of Perfect Liberty, London: Profile Books (arguing that Smith's ideas do not fit within modern political categories).
Campbell, R. H., and A. S. Skinner (eds) (1982), Adam Smith, London: Crome Helm (biography with clear summaries of Smith's main works).
Fry, M. (ede) (1992), Adam Smith's Legacy, London: Routledge (Smith's place in modern economics, as seen by Paul Samuelson, Franco Modigliani, James Buchanan and other prominent economists).
Kennedy, G. (2005), Adam Smith's Lost Legacy, London: Palgrave Macmillan (focusing on Smith's moral philosophy, Kennedy argues that Smith is often misinterpreted today).
McLean, I. (2006), Adam Smith: Radical and Egalitarian, Edinburgh: Edinburgh University Press (the title says it all).
O'Rourke, P. J., (2006), On The Wealth of Nations, New York: Atlantic Monthly Press (witty but perceptive summary of Smith's main ideas).
Rae, J. (1895), Life of Adam Smith, London: Macmillan (engaging biography, also reprinted in 1965 with introduction by Jacob Viner).
Ross, I. S. (1995), The Life of Adam Smith, Oxford: Oxford University Press (full-scale biography by a leading Smith scholar).
West, E. G. (1976), Adam Smith: The Man and His Works, Indianapolis, IN: Liberty Fund (excellent overview of Smith's life and contribution).
Articles on Smith and his works
Rosten, L. (1970), "A modest man named Smith", in People I Have Loved and Admired, New York: McGraw-Hill.
Sprague, E. (1967), "Adam Smith" in P. Edwards (ed.), The Encynclopedia of Philosophy, London and New York: Collier MacMillan (straightforward and concise exposition, concentrating on Smith's moral philosophy).
DVD
Adam Smith and the Wealth of Nations, Indianapolis, IN: Liberty Fund.
Chú thích:
(1) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần IV, Chương I, trang 184-5, đoạn 10.
(2) Của cải của các quốc gia, Cuốn IV, Chương II, tran 456, đoạn 9.
(3) Xin gửi lời cảm ơn Giáo sư Gavin Kennedy về nhận xết này.
(4) Xem F.A. Hayek, Những tác phẩm viết về triết học, chinh tị và kinh tế, Nha xuất bản Simon & Schuster, New York, 1967, Chương 6. “Những kiết quả của hành động của con người chứ không phải kể hoạch của họ”, trang 95-105. Để có khải niệm chung có thể đọc E. Butler, Hayek, Đóng góp của ông đối với tư tưởng kình tế và chính trị của thời đại chứng ta, Nhà xuất bản Temple Sman, Lon đon, 1983, Chương I. “Xã hội hoạt động như thể nào?”
(5) Xem F. A Hayek, Những tác phẩm viết về tmết học, chính trị và kinh tế. Chương 4, Nhận xết về sự tiến hóa của các qui tắc đạo đức; trang 68-81
(6) Xem Các bài giảng về nghệ thuật tu từ và văn chương.
(7) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết II, Chương III.
Nguồn: Eamonn Butler (2007). Khảo lược Adam Smith. Phạm Nguyên Trường dịch. NXB Tri Thức. Nguyên tác: "Adam Smith-A Primer" (2007)