Viện trợ tương hỗ cho Phúc lợi xã hội: Trường hợp các hội huynh đệ Mỹ

Viện trợ tương hỗ cho Phúc lợi xã hội: Trường hợp các hội huynh đệ Mỹ

Nhà sử học David Beito đã mô tả việc người Mỹ sử dụng quyền tự do lập hội của mình để tạo ra một mạng lưới rộng lớn các hội viện trợ tương hỗ như thế nào. Không tính tới các giáo hội, các hội huynh đệ là những tổ chức chính cung cấp phúc lợi xã hội tại Mỹ trước cuộc Đại suy thoái. Số thành viên của các hội này lên tới xấp xỉ 30% nam giới trưởng thành và đặc biệt phổ biến trong cộng đồng người nhập cư và người Mỹ gốc Phi. Khác với mối quan hệ đối lập nảy sinh từ các chương trình phúc lợi của chính quyền và từ thiện tư nhân, phúc lợi hội huynh đệ dựa trên mối tương hỗ giữa nhà tài trợ và người thụ hưởng. Cho đến thập niên 1920, các hội huynh đệ và các cơ sở viện trợ tương hỗ khác đã bước vào thời kì suy vong vĩnh viễn. Những lí do có thể kể đến bao gồm sự phát triển của nhà nước phúc lợi, những quy định chặt chẽ về bảo hiểm nhà nước và áp lực cạnh tranh từ các hãng bảo hiểm tư nhân. David Beito là giáo sư lịch sử tại Đại học Alabama, Tuscaloosa và là tác giả các cuốn sách như: From Mutual Aid to the Welfare State: Fraternal Societies and Social Services, 1890 – 1967 [Từ viện trợ tương hỗ đến nhà nước phúc lợi: Hội Huynh đệ và các dịch vụ xã hội trong thời kì 1890 – 1967 - ND]; Taxpayers in Revolt: Tax Resistance during the Great Depression [Người đóng thuế nổi dậy: Sự kháng thuế trong cuộc Đại Suy thoái - ND], và với Linda Royster Beito, Black Maverick: T.R.M Howard’s Fight for Civil Rights and Economic Power [Kẻ da đen bất tuân: Cuộc chiến của T.R.M. Howard cho quyền dân sự và sức mạnh kinh tế - ND]. Bài viết này đã được đăng lần đầu trong một phiên bản dài hơn trên tạp chí Critical Review, Quyển 4, Số 4 (1990), trang 709 – 736.

----------------------------------------------------------------------

Trong vô số ví dụ có thể chỉ ra bao gồm giáo hội, hỗ trợ từ xóm giềng và người thân, hội huynh đệ đứng riêng như là hình thức đặc sắc nhất nhưng lại bị các nhà sử học phúc lợi lãng quên nhiều nhất. Trước khi nhà nước phúc lợi xuất hiện, chỉ có giáo hội cạnh tranh với hội huynh đệ với tư cách là nhà cung cấp phúc lợi xã hội mang tính tổ chức. Trong năm 1920, có khoảng 18 triệu người Mỹ gia nhập các hội huynh đệ, tương đương gần 30% dân số trên 20 tuổi.

Các hội huynh đệ được điều hành bởi các hội viên và được tổ chức theo hệ thống chi hội ở cấp độ địa phương. Các hội thường có nghi thức bí mật bao gồm những phương thức biểu đạt, nghi lễ và những thông lệ khác. Đa số hội viên không tin vào tính chất “ma thuật” của nghi thức. Chức năng chính của nghi thức chỉ nhằm tiêu khiển và thử tính đoàn kết của hội viên. Các chi hội (với những hoạt động như chơi xổ số, bán bánh nướng, lễ hội và du lịch dã ngoại) cũng là trung tâm đời sống cộng đồng của vô số khu dân cư ở thành thị và thị trấn nhỏ. Quan trọng không kém, các hội huynh đệ cung cấp cho hội viên và gia đình họ hệ thống viện trợ tương hỗ rộng rãi vì phúc lợi xã hội.

Có thể chia các hội huynh đệ làm hai loại: hội kín và hội bảo hiểm, dù ranh giới này thường không rõ rệt. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại nằm ở trọng tâm hoạt động hơn là đặc tính. Các hội kín tập trung vào những thành phần mang tính đoàn thể không chính thống của viện trợ tương hỗ. Các hội lớn nhất thuộc loại này bao gồm hội Mason, hội Elk và hội Odd Fellow. Chỉ riêng hội Mason vào năm 1930 đã có số lượng thành viên chiếm đến 12% nam giới da trắng trưởng thành. Ngược lại, công đoàn lao động hiếm khi có hơn 10% của lực lượng lao động cho đến những năm 1930. Như đa số các hội kín khác, hội Mason tránh né các hợp đồng dạng văn bản hoặc các giấy tờ cam đoan chính quy cho hội viên của mình. Theo Lynn Dumenil, “Hội Mason luôn lo sợ rằng người ta vào hội chỉ vì hám lợi. Hội không ngừng nhấn mạnh rằng người tham gia phải tuyên thệ họ không bị ảnh hưởng bởi ham muốn lợi ích cá nhân”.

Tuy có những hạn chế trong thể thức như vậy, các hội kín lại hoạt động như nguồn cung chính cho viện trợ tương hỗ trong suốt lịch sử nước Mỹ. Một hội viên Mason chấp hành tốt có thể yên tâm rằng, nếu anh ta yêu cầu, hội sẽ không chỉ lo cho đám tang của anh ta mà còn tổ chức một lễ tang cầu kì. Nếu anh ta lâm bệnh và cần hỗ trợ, anh ta có thể nhờ các hội viên khác đặt một hòm quyên góp trên tế đài nhà thờ, hoặc chỉ định một ủy ban thăm viếng. Làm hội viên Mason, người ta sẽ có nhiều cơ hội hơn với việc làm và phát triển kinh doanh. Samuel Gompers, chủ tịch Liên đoàn lao động Mỹ và cũng là một hội viên Mason lâu năm, đã thuật lại một sự kiện minh họa điển hình. Vào năm 1897, khi đang đi dạo trên phố, Gompers bỗng gặp một người lạ mặt mà hóa ra là thành viên hội huynh đệ địa phương. Sau khi hai người trao đổi với nhau những ám hiệu riêng của Mason, người lạ mặt thừa nhận rằng anh ta được thuê bởi một công ty khai mỏ để theo dõi vị lãnh đạo công đoàn. Anh ta liền đưa ra âm bản những bức ảnh mà anh ta chụp Gompers. Gompers kể rằng chính ông “luôn cảm thấy việc tham gia vào hội Mason đã trở thành sự bảo hộ cho tôi”.

Các chương trình viện trợ tương hỗ của các hội kín còn được thể hiện rõ ràng hơn ở khía cạnh khác. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhiều hội lớn bắt tay vào thực hiện các chương trình xây dựng trại trẻ mồ côi và viện dưỡng lão cho các thành viên cao tuổi và gia quyến của họ. Tính đến năm 1929, ba mươi chín khu vực do hội Mason điều hành và bốn mươi bảy do hội Odd Fellow đã có viện dưỡng lão. Trong năm 1914, trung bình mỗi viện dưỡng lão hoặc trại trẻ mồ côi xây dựng bởi hội Mason đã chi ra hơn $1800 để chăm sóc cho mỗi thành viên. Mặc dù đây là một thời kì không có Bảo hiểm xã hội, rất ít công trình như vậy phải hoạt động đến hết sức chứa.

Nhìn chung, ảnh hưởng của hội bảo hiểm huynh đệ đến phúc lợi xã hội đáng kể hơn hội kín. Hai dạng hội huynh đệ đều có chung các đặc điểm: là một hệ thống tổ chức theo phân hội, có các nghi thức và cung cấp viện trợ tương hỗ không chính thống. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai dạng nằm ở chỗ: hội bảo hiểm huynh đệ cung cấp hợp đồng bảo hiểm chính thức cho các thành viên của mình còn hội kín thì không. Loại hình bảo hiếm chính của hội huynh đệ là tiền tuất (thực ra là một dạng bảo hiểm nhân thọ) được trả cho bên thụ hưởng của hội viên đã qua đời. Nó đặc biệt phổ biến ở nhóm những người làm công ăn lương. “Người giàu thường mua bảo hiểm ở công ty lớn để tạo tài sản”, theo một bài báo trên tờ Everybody’s Magazine năm 1910, “còn người nghèo mua bảo hiểm tại các hội huynh đệ để kiếm cơm. Đó là khoản bảo hiểm cho nhu cầu, không phải vào trại tế bần, không phải nhận trợ cấp từ các hội từ thiện, và đề phòng suy giảm sức lực”.

Giống như hội kín, phần lớn viện trợ tương hỗ được hội bảo hiểm huynh đệ phân phát không phải là vì thành tích. Hầu như tất cả các hội, không kể đến thành phần giai cấp và dân tộc, đều không ngừng nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi hội viên trong việc hỗ trợ cho các “anh em” và “chị em” đang gặp khó khăn. Tại hội Modern Woodmen of America (hội này gọi thành viên là “đồng loại” và chi hội là “phái bộ”), vào năm 1934 người phát ngôn của hội đã ghi rằng: “Một hội viên gặp cơn hoạn nạn không thể tự vượt qua đợt khó khăn tiền bạc, một hội viên ốm đau cần thu hoạch lúa mì và chở lúa mì ra chợ, một hội viên thiếu chất đốt cho mùa đông hay đã mất hết nhà cửa vì một đám cháy lúc nửa đêm – những hoàn cảnh như vậy đã được hội huynh đệ giúp đỡ cho một triệu thành viên thuộc 14.000 phái bộ”. Theo nhà xã hội học Peter Roberts, hội huynh đệ của những công nhân than tại Pennsylvania hồi cuối thế kỉ đã thường xuyên mở các đợt xổ số nhằm giúp đỡ các thành viên có trợ cấp bệnh tật bị quá hạn.

Cách thuận tiện nhất để có được thông tin lịch sử (ít nhất là thông tin về các hội lớn) là thông qua những ghi chép của Hiệp hội huynh đệ quốc gia (NFC), ngân hàng hối đoái chính cho các hội bảo hiểm huynh đệ. Các hội liên kết với tổ chức này vào năm 1919 đã có hơn chín triệu thành viên và 120.000 chi hội. Họ chi trả khoản tiền tuất khoảng $1.100 ($91 một tháng), tương đương với thu nhập trung bình hàng năm của một công nhân Mỹ vào thời điểm đó.

Hội càng nhỏ (đa số là những hội với quy mô địa phương và không làm thành viên của NFC) thì mức tiền tuất càng thấp. Để hiểu rõ hơn về mức tiền tuất trung bình của hội huynh đệ nói chung, cần tra cứu một số nghiên cứu địa phương hoàn thành trong thời kì này. Một trong những nghiên cứu tốt nhất là bản báo cáo thực hiện năm 1919 bởi Hội đồng bảo hiểm y tế bang Illinois. Đây là bản báo cáo chi tiết về các cá nhân mang bảo hiểm nhân thọ thuộc các gia đình làm công ăn lương tại Chicago. Theo đó, 74,8% người chồng, 58,8% người vợ và 48,8% trẻ em dưới 14 tuổi có bảo hiểm nhân thọ. Hơn một nửa số hợp đồng được nắm giữ bởi người chồng là thành viên của hội huynh đệ. Trung bình các hợp đồng bảo hiểm này trị giá $768, tương đương một khoản trung bình tháng là hơn $64. Có rất nhiều cá nhân mang những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác nhau của cả công ty tư nhân lẫn hội huynh đệ nhưng không được tính đến trong thống kê này.

Một đặc điểm chung của các hội là cho phép thành viên cao tuổi nhận tiền cho chứng nhận bảo hiểm của họ bằng cách lĩnh một khoản trọn gói hoặc định kì. Người thụ hưởng bảo hiểm thường dùng tiền để làm kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, không thể coi tiền tuất của hội huynh đệ như là trợ cấp tuổi già theo nghĩa lương hưu cố định. Theo một nghiên cứu vào năm 1930 của Ủy ban an ninh người cao tuổi bang New York, tiền tuất thường có tính bổ trợ cho những phương thức hỗ trợ khác. Ủy ban ước lượng khoảng 43% người cao tuổi ở Mỹ tự hỗ trợ bản thân bằng cách đi làm, dựa vào các khoản trợ cấp hưu trí, các khoản tiết kiệm hoặc những hình thức thu nhập khác, trong khi gia đình và bạn bè hỗ trợ 50% còn lại (bao gồm việc nội trợ). Dưới 4% người cao tuổi ở New York phụ thuộc vào quỹ từ thiện công hay tư.

Nên so sánh như thế nào giữa tiền tuất của hội huynh đệ và khoản cứu trợ nghèo đói của chính phủ? Có lẽ gần gũi nhất với tiền tuất của hội huynh đệ là chương trình trợ cấp cho các bà mẹ ở nhiều bang khác nhau. Mặc dù phần lớn chỉ giới hạn cho các quả phụ, những chương trình này đã trở thành tiền lệ cho tổ chức liên bang Hỗ trợ cho gia đình có trẻ em phụ thuộc (AFDC) sau này. Số người thụ hưởng của chương trình này (kể cả lượng trợ cấp) kém xa so với hội huynh đệ. Trong năm 1931 có 93.620 gia đình (tăng lên từ mức 45.825 gia đình vào năm 1921) nhận được hỗ trợ từ những chương trình trợ cấp cho các bà mẹ, với một khoản chừng $22 cho mỗi gia đình. Tuy nhiên, ít nhất 9 triệu người (đa số thuộc tầng lớp lao động) có bảo hiểm huynh đệ trong cùng năm đó. Nói một cách nhẹ nhàng nhất, nhận xét của Micheal B. Katz rằng “quỹ công luôn trợ giúp nhiều người hơn quỹ tư” là không đáng tin cậy.

Bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn của hội huynh đệ

Trong suốt thế kỉ XIX, bảo hiểm hội huynh đệ đặt trọng tâm vào tiền tuất. Điều này luôn đúng cho tới đầu thập kỉ 1900, khi rất nhiều hội huynh đệ bắt đầu xây dựng bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn. Năm 1917, ước tính có 45 trong số 59 hội huynh đệ tại bang California cung cấp trợ cấp ốm đau hay tai nạn, và ở bang Illinois có 140 trên 159 hội. Tuy nhiên những con số này không ấn tượng như vẻ bề ngoài của chúng. Thực tế là sự áp dụng của bảo hiểm bệnh tật thường do ý muốn của các chi hội. Thêm nữa, kể cả khi có quỹ trợ cấp bệnh tật, các hội viên cá nhân thường quyết định không góp tiền vào quỹ. Nếu đối chiếu theo các nghiên cứu toàn quốc và địa phương, có lẽ người ta sẽ thấy chưa đến 40% hội viên huynh đệ quyên góp cho quỹ trợ cấp bệnh tật tính tới năm 1920. Dù vậy, tỉ lệ đóng góp đã tăng lên nhanh chóng trong hai thập niên trước đó.

Tùy theo từng hội huynh đệ và chi hội cụ thể, kích cỡ, chất lượng và hình thức của trợ cấp y tế huynh đệ biến động rất đa dạng. Hình thức điển hình của trợ cấp y tế là một khoản tiền mặt được trả đều đặn theo tuần. Vào năm 1917, các hội viên huynh đệ tại bang California có thể hưởng trợ cấp bệnh tật từ $7 đến $10 một tuần, trong khi thời kì đủ điều kiện tối đa là 13 tuần. Do độ dài thời kì ốm đau trung bình của công nhân (tính theo ngày nghỉ làm) ít hơn 2 tuần, nên ngoại trừ một số nhỏ còn thì toàn bộ người thụ hưởng được hỗ trợ đầy đủ cho toàn bộ thời gian cần trợ cấp. Hơn nữa, với những người mà trợ cấp đã hết hạn (trong số những người đóng góp vào quỹ bảo hiểm y tế hội huynh đệ, chỉ 10% đăng kí thời hạn là 1 năm), đây là thủ tục thường thấy ở rất nhiều hội nhằm kéo dài thời gian đủ điều kiện hoặc quyên góp thêm tiền.

Trước cuộc Đại suy thoái, các hội huynh đệ đã thống trị toàn bộ thị trường bảo hiểm y tế (ít nhất với tầng lớp lao động), trong khi các đối thủ thương mại bị bỏ xa phía sau. Phần lớn bí mật thành công của hội huynh đệ nằm trong sức mạnh cạnh tranh đặc biệt có được nhờ chính cấu trúc của hội. Không như những công ty tư nhân, các hội huynh đệ có được khả năng đáng ghen tị: có thể chặn đứng mối đe dọa từ “rủi ro đạo đức”, một rào cản trong ngành bảo hiểm. Với bảo hiểm y tế, rủi ro đạo đức xảy ra khi cá nhân lợi dụng tình trạng được bảo hiểm của mình, đã làm quá tải hệ thống với những đòi hỏi vô lý. Tính hợp lệ của yêu cầu thanh toán bảo hiểm y tế mang tính chủ quan cao, do đó khó có thể kiểm chứng. Bảo hiểm nhân thọ có ít bẫy rủi ro đạo đức hơn bởi những người thụ hưởng chỉ có thể nhận tiền một khi họ đưa ra được giấy chứng tử. Điều này phần nào giải thích việc các hội huynh đệ tiếp tục thống lĩnh thị trường bảo hiểm bệnh tật rất lâu sau khi họ mất sức cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Hội huynh đệ có một số cách chống lại rủi ro đạo đức về bảo hiểm bệnh tật. Thứ nhất, mỗi ứng viên thanh gia hội huynh đệ phải đệ trình giấy chứng nhận sức khỏe tốt từ bác sĩ. Thứ hai, và quan trọng hơn cả, hội huynh đệ, không như các công ty tư nhân khác, có thể khai thác sự đoàn kết của hội viên. Ủy ban bảo hiểm xã hội bang California đã chỉ ra, bản chất “ ‘ích lợi chung’ của hội huynh đệ thực sự có xu hướng chống lại sự gian dối. Những cá nhân dù có thể không tuyệt đối chân thật khi đương đầu với một công ty thương mại sẽ cẩn trọng hơn khi làm việc với một tổ chức mà điều kiện tài chính liên quan trực tiếp đến họ”. Lịch sử bảo hiểm bệnh tật hội huynh đệ đã phản ánh dự đoán của nhà kinh tế Jennifer Roback rằng “rủi ro đạo đức có thể được giám sát hiệu quả ở trong một nhóm chứ không phải ở ngoài nhóm… Nói ngắn gọn, việc gian lận có thể dễ dàng bị phát hiện hơn bởi những người chia sẻ cùng hệ giá trị và chức năng lợi ích. Trong nhóm bảo hiểm (hoặc hội huynh đệ), tồn tại một dạng hợp đồng xã hội giữa các thành viên của nhóm”.

Đến thập niên thứ hai của thế kỉ XX, các hội huynh đệ đã gia tăng kết hợp việc điều trị bởi bác sĩ vào trợ cấp bệnh tật. Ví dụ, hội Foresters of Reading, bang Pennsylvania, đã chào bán dịch vụ chăm sóc bởi bác sĩ (bao gồm các chuyến thăm đến tận nhà) chỉ với $1 một năm. Trong khi với $2 hội Order of Eagles đã bao gồm tất cả các hình thức điều trị ngoại trừ sản khoa và bệnh sinh dục. “Phòng khám hội huynh đệ” đã phát triển đặc biệt mạnh ở các vùng thành thị chính. Tại khu Đông Nam thành phố New York, có 500 bác sĩ chỉ kí hợp đồng với các hội huynh đệ của người Do Thái.

Các hội hay chi hội riêng lẻ ưa thích dạng hợp đồng trong đó các hội viên và gia đình của họ được bác sĩ điều trị trên cơ sở bình quân đầu người. Phương pháp này không chỉ là một mô phỏng gần đúng của những tổ chức chăm sóc sức khỏe hiện đại. Nó đặc biệt hấp dẫn với các bác sĩ trẻ, những người có thể thiết lập nhóm khách hàng quen, hoặc với các bác sĩ cao tuổi, những người đang cần công việc bán thời gian. Trong những năm sau đó, Samuel Silverberg, một bác sĩ hội huynh đệ trong thời kì này, kể lại: “Hội sẽ trả tôi một khoản tiền nhất định để cung cấp dịch vụ cho một số lượng bệnh nhân nhất định – 50 xu cho mỗi hội viên vào mỗi ba tháng, 75 xu hoặc 1 đô la cho mỗi gia đình. Mỗi thành viên có quyền tới văn phòng của tôi và đề nghị tôi đến nhà… Các hội viên sẽ giới thiệu bác sĩ cho bạn bè mình, và theo cách đó bạn có thể xây dựng nguồn khách hàng. Tuy nhiên làm vậy rất vất vả, bạn sẽ phải chạy lên chạy xuống nhiều lần trong cầu thang khu chung cư”.

Dịch vụ phòng khám của chi hội huynh đệ phát triển rộng rãi đã dấy lên sự phản đối từ phía các bác sĩ hàng đầu - những người lo sợ rằng dịch vụ trả phí của mình sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, một bác sĩ điều trị hàng đầu, H.T. Partree, giống như bác sĩ Silverberg, vốn đã làm việc với một chi hội trong những năm đầu sự nghiệp, đã chỉ trích gay gắt hình thức khám bệnh theo hợp đồng như là “loại hình cạnh tranh không đàng hoàng”. Ông chua chát hồi tưởng lại:

dịch vụ y tế được cung cấp cho các hội viên với mức phí $1 một người mỗi năm. Số lượng và độ đa dạng của các ca bệnh cần theo dõi đặc biệt khiến tôi phải ngạc nhiên. Công việc cực kì kém thoải mái và tôi tức giận bởi ý nghĩ rằng bất kì chi hội huynh đệ nào cũng có thể yêu cầu dịch vụ y tế với các điều khoản phá giá như vậy.

Nỗi sợ hãi của giới bác sĩ với dịch vụ khám chữa bệnh của hội huynh đệ đã một lần nữa được thể hiện qua lời cảnh cáo của Hội y tế hạt Shasta ở California, rằng loại hình dịch vụ này, nếu không hạn chế lại quy mô, sẽ “hạ thấp giá trị dịch vụ của chúng tôi ngang hàng với những người đánh giày và bán lạc”.

Cho đến những năm 1910, các hội y tế và ủy ban nhà nước trên toàn quốc đã tiếp tục phản đối nhằm bãi bỏ hoặc ít ra hạn chế “dịch vụ khám chữa bệnh xấu xa của chi hội huynh đệ”. Hội y tế Hạ viện bang California đã có phản ứng bằng cách dọa sẽ sa thải bất cứ bác sĩ nào kí hợp đồng với một tổ chức cung cấp dịch vụ tới các gia đình với thu nhập hàng tháng vượt quá $75. Ủy ban về Việc làm có Hợp đồng Hạt Erie, bang New York, của hội y tế đề xuất “các biện pháp cương quyết” chống lại các bác sĩ hợp đồng [với các hội huynh đệ] “nếu như việc thuyết phục các bác sĩ này về lỗi lầm của họ bị thất bại”.

Viện trợ tương hỗ trong cộng đồng người nhập cư, người Mỹ gốc Phi, và phụ nữ

Một thành công ấn tượng mang tính lịch sử nhưng hầu như thầm lặng của hội huynh đệ và các cơ sở viện trợ tương hỗ khác đó là vai trò của họ trong công cuộc tái thiết lập cộng đồng nhập cư vững mạnh ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Vào năm 1900, người dân có nguồn gốc nước ngoài chiếm đến 40% số dân của 12 thành phố lớn nhất nước Mỹ, và có 20% khác là con cái của người nhập cư. Mỗi nhóm nhập cư đều có thể trở thành ít nhất một hội tương trợ, để cung cấp nhà ở, các lớp học tiếng Anh, và thông tin tuyển dụng.

Hội huynh đệ của người nhập cư, một tổ chức thân cận với hội tương trợ người nhập cư, có tỉ lệ mang bảo hiểm cao rất đáng chú ý trong các nhóm nhập cư, kể cả các nhóm đến từ các khu vực nghèo đói của Đông Âu và Nam Âu. Cho đến năm 1918, số lượng thành viên trong các tổ chức người gốc Séc quy mô nhất đã vượt quá 150.000. Một báo cáo bởi Hội đồng nhập cư bang Massachusetts năm 1914 đã nhận định ở mỗi thị trấn có người gốc Hy Lạp định cư lại có ít nhất hai hội huynh đệ của người gốc Hy Lạp. Tại Springfield, bang Illinois, với tổng số dân gốc Ý ít hơn 3.000 vào năm 1910, có thể đã có đến một tá hội huynh đệ của người Ý. Dù phát triển mạnh, các hội huynh đệ người nhập cư cũng chịu ít nhiều phê phán. Đặc biệt thờ ơ với hội là các nhà cải cách theo trường phái Cấp tiến đầu thế kỉ 20. Điển hình, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã tuyên bố rằng:

Dân tộc Mỹ nên tự mình làm những việc này cho người nhập cư. Nếu chúng ta để người nhập cư kiếm tìm sự trợ giúp từ đại diện của các chính quyền ngoại quốc, hiệp hội ngoại quốc, bởi báo chí và các cơ sở dùng ngôn ngữ và hoạt động vì lợi ích của chính quyền ngoại quốc, nếu chúng ta chấp nhận để người nhập cư tồn tại như một nhóm tách biệt, xa cách với phần cư dân còn lại của đất nước, thì chúng ta nên chuẩn bị cho mình những rắc rối cay đắng trong tương lai.

Hội huynh đệ của các nhóm người Mỹ gốc Phi đã phổ biến đến mức cạnh tranh, và thậm chí chiếm ưu thế hơn các hội huynh đệ của cộng đồng người nhập cư. Bị loại trừ khỏi những hội huynh đệ hàng đầu của người Mỹ trắng, người Mỹ gốc Phi tự thành lập tổ chức tương đương của mình. Trong năm 1910, nhà xã hội học Howard. W. Odum ước tính rằng ở miền Nam nước Mỹ “tổng số thành viên của hội huynh đệ da đen, trả phí và không trả phí, gần tương đương với tổng số thành viên thuộc các giáo hội… Không hiếm những trường hợp thị trấn đơn lẻ chỉ có chừng 500 dân da màu sinh sống lại có từ 15 đến 20 chi hội huynh đệ nhỏ, mỗi chi hội lại đại diện cho một hội lớn khác nhau”. Odum đã mô tả đặc điểm của hội huynh đệ như “thành phần sống còn”, “trung tâm của đời sống cộng đồng người Mỹ gốc Phi.”

Hội huynh đệ lâu đời và nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Phi là Prince Hall Mason. William Muraskin ước tính rằng giữa những năm 1920 và 1930, hội này đã ghi danh hơn 30% nam giới trưởng thành người Mỹ gốc Phi ở nhiều thị trấn nhỏ trên toàn miền Nam nước Mỹ. Các chi hội địa phương và toàn quốc đã cung cấp nhiều dịch vụ viện trợ tương hỗ đa dạng, bao gồm bảo hiểm y tế, trại trẻ mồ côi, cục tuyển dụng, và viện dưỡng lão. Nhiều hội viên của Prince Hall Mason là danh nhân người Mỹ gốc Phi: Adam Clayton Powell Jr., Oscar DePriest, Thurgood Marshall, Carl Stokes, Booker T.Washington và W.E.B Du Bois.

Hội Prince Hall Mason chỉ đại diện cho phần đỉnh của tảng băng các hội huynh đệ người Mỹ gốc Phi. Người Mỹ gốc Phi thiết lập nên nhiều phiên bản tương tự của hội Odd Fellow, hội Elk, và hội Knights of Pythias. Rất nhiều hội khác, chẳng hạn True Reformer, Knights and Daughters of Tabor, và Grand United Order of Galilean Fishermen, không trùng tên với hội da trắng nào. Trong năm 1904, những phiên bản Mỹ gốc Phi của các hội Prince Hall Mason, Knights of Pythias, và Odd Fellow đã có hơn 400.000 thành viên và 8.000 chi hội trải khắp nước Mỹ. Năm năm trước đó, W.E.B Du Bois đã tính toán xấp xỉ rằng ít nhất 70% người Mỹ gốc Phi trưởng thành trong khu số 7 của Philadelphia (địa điểm đông dân Mỹ gốc Phi sinh sống) thuộc về hội huynh đệ hoặc những hội có trợ cấp tương hỗ và bảo hiểm ít ỏi kém tổ chức hơn.

Các hội huynh đệ và các tổ chức viện trợ tương hỗ khác giúp người Mỹ gốc Phi ở mọi tầng lớp có điều kiện tiếp cận với bảo hiểm. Không giống như phiên bản của người Mỹ trắng, các hội kín của người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng cung cấp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm bệnh tật chính thức cũng như viện trợ tương hỗ phi chính thức. Vào năm 1919, Hội đồng bảo hiểm Illinois đã ước tính rằng 93,5% các gia đình Mỹ gốc Phi ở Chicago có ít nhất một thành viên có bảo hiểm nhân thọ. Người Mỹ gốc Phi là nhóm sắc tộc được bảo hiểm nhiều nhất trong thành phố Chicago, tiếp đó là người Bohemian (88,9%), Poles (88,4%), Ailen (88,5%), và người Mỹ trắng bản địa (85,2%). Những con số này đáng chú ý hơn bởi thực tế người Mỹ gốc Phi làm việc quá tải với đồng lương thấp và ở các vị trí không đòi hỏi kĩ năng, chẳng hạn như làm giúp việc và đầy tớ. Các con số này cũng là một minh chứng nổi bật cho sức mạnh tinh thần của các gia đình người Mỹ gốc Phi trong thời kì áp dụng đạo luật phân biệt sắc tộc Jim Crow và thời kì bản lề kinh tế.

Tỉ lệ bảo hiểm cao của người Mỹ gốc Phi không chỉ diễn ra riêng ở thành phố Chicago. Một bản điều tra năm 1919 về người Mỹ gốc Phi nhập cư ở phía nam thành phố Philadelphia đã hé lộ rằng 98% các gia đình (không kể đến nhóm thu nhập) có ít nhất một thành viên được bảo hiểm, hơn 40% các gia đình này thuộc các hội huynh đệ. Trong thị trấn khai mỏ tại Homestead, bang Pennsylvania vào năm 1910, 91,3% gia đình người Mỹ gốc Phi mang bảo hiểm nhân thọ. Con số này chỉ kém hơn một chút so với người Slavơ với 93%, tuy nhiên nó lại trội hơn so với người Mỹ trắng bản địa ở 80%. Những con số thống kê đã gây ấn tượng với Isaac Rubinow, nhà ủng hộ hàng đầu cho bảo hiểm tuổi già của chính phủ. Đến mức vào năm 1913, ông ta đã phân người Mỹ gốc Phi và người nhập cư thành nhóm mà ông mô tả là “nơi thói quen của bảo hiểm tương hỗ, thông qua những kết giao tự nguyện, đã phát triển đến mức cao nhất tại nước Mỹ”.

Hội huynh đệ (mặc dù hàm ý rõ ràng về giới tính hội viên) lại không phải chỉ dành riêng nam giới. Sự tham gia tích cực của phụ nữ trong các hội huynh đệ chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía các nhà sử học. Rất nhiều hội huynh đệ có các nhóm dành cho phụ nữ, chẳng hạn như Eastern Star của hội Mason và Rebekahs của hội Odd Fellow. Một trong những hội huynh đệ lớn nhất đã điều hành và phân bố quỹ chỉ bởi lãnh đạo phụ nữ là hội Ladies of the Maccabees. Hội này gọi chi hội là “tổ” và cung cấp cho các thành viên những dịch vụ bao gồm cả bảo hiểm thai sản. Hệ thống huynh đệ còn chạm tới cuộc sống của phụ nữ ở nhiều phương diện khác. Hội huynh đệ xây dựng những viện dưỡng lão mà đa số chấp nhận người vợ của hội viên với cùng điều lệ như người chồng. Trong khi không có thống kê quốc gia, Hội đồng về trợ cấp người cao tuổi bang Pennsylvania thấy rằng phụ nữ chiếm đến 76% người già ở viện dưỡng lão và nhà ở từ thiện cho người cao tuổi của hội huynh đệ ở bang đó. Hơn nữa, phụ nữ là người thụ hưởng chính của tiền tuất.

Sự đầy đủ của viện trợ tương hỗ

Viện trợ tương hỗ của hội huynh đệ được cung cấp đầy đủ đến mức nào? Câu hỏi này cần được tiếp cận từ nhiều cấp độ khác nhau. Trước hết, một người có thể hỏi rằng, đủ cho cái gì? Hội huynh đệ hỗ trợ đến mức vừa đủ cho nhu cầu cá nhân: học bổng, giải trí, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh, cũng như nhu cầu cho trợ cấp bảo hiểm và phúc lợi xã hội. Không có gì ngạc nhiên khi mỗi hội huynh đệ lại khác nhau cơ bản trong mục tiêu nó nhấn mạnh. Nhà sử học yêu thích việc khám phá “giải pháp tốt nhất”sẽ dễ dàng thất vọng khi nghiên cứu về hội huynh đệ. Hội Mason và hội Odd Fellow nhấn mạnh vào sự bí mật và nghi thức linh thiêng, trong khi hội Knights of Maccabees và Ancient Order of United Workmen tập trung vào bảo hiểm. Vẫn có những hội khác, như là Ancient Order of Hibernians và Polish National Alliance, coi sự đoàn kết sắc tộc là tôn chỉ chính.

Bảo hiểm huynh đệ, nguồn cung cho phúc lợi xã hội, không phải liều thuốc trị bách bệnh nhưng trong thời điểm ấy, nó đã là phương kế đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu cho mọi hội viên huynh đệ cùng gia đình họ. Trong đa số trường hợp, như ta đã thấy, trợ cấp bệnh tật huynh đệ trang trải cho thời kì ốm đau – thời kì trợ cấp được cần đến. Có thể nhận định tương tự với lợi ích của tiền tuất. Trợ cấp giúp giảm nhẹ cú sốc tài chính sau khi một thành viên trong gia đình qua đời (thường là người kiếm tiền chính trong nhà).

Đối với người Mỹ trong thập kỷ 1990, ý nghĩa về “sự đầy đủ” của phúc lợi xã hội đã trở nên tầm thường. Câu hỏi về sự đầy đủ đã được giảm thiếu để trở thành câu hỏi về lượng tiêu dùng được phân bổ. Khái niệm đầy đủ đã phổ biến rộng rãi trước cuộc Đại Suy Thoái, không chỉ giữa những cộng đồng huynh đệ mà còn giữa người Mỹ nói chung, mang những hàm ý vượt ra ngoài phạm vi đong đếm bằng đô la và xu. Nó gắn bó gần gũi với những vấn đề liên quan đến tính cách, tính tự tôn, và tính độc lập. Tờ báo Fraternal Monitor, tiếng nói chính của phong trào huynh đệ, đã viết “chủ nghĩa huynh đệ về cơ bản liên quan tới vấn đề của tự lực, tự do cá nhân và sự duy trì của quyền công dân trong phần dân tộc như một thể thống nhất, đủ lâu để những quyền đó không ảnh hưởng tới người khác”. Trong nhiều trường hợp, tờ báo dự đoán cho rằng vai trò được mở rộng của chính phủ trong phúc lợi xã hội sẽ làm nản lòng viện trợ tương hỗ và tinh thần cộng đồng. Tờ báo cáo buộc rằng “Vấn đề của các khoản lương hưu nhà nước đánh vào gốc rễ của đời sống và bản sắc dân tộc. Nó phá hủy ý thức về trách nhiệm của cá nhân.”

Nếu đo lường bởi các chuẩn mực kém tính định lượng về sự đầy đủ như thế, hội huynh đệ đã cung cấp cho các hội viên của mình những lợi ích vốn bị thiếu sót một cách đáng buồn trong các chương trình phúc lợi xã hội. Trong nghiên cứu về đời sống xã hội của cộng đồng người nhập cư làm việc trong ngành than vào năm 1904, Peter Roberts dựa theo những quan sát của mình đã xác định “độc lập, tự lập và lo xa” như là các phẩm chất được ủng hộ bởi các hội huynh đệ. Ông còn bổ sung rằng:

người lao động cảm thấy yên tâm khi tham gia hội huynh đệ bởi việc quản lý mọi mối lo nằm trong tay họ… Khi các công nhân được tự quản lý, kết quả mang lại tuy không phải thứ tốt nhất, nhưng từ đó họ thu được kinh nghiệm, sự khôn khéo trong kinh doanh và hiểu biết sâu sắc về bản chất của thế giới kinh tế vốn có giá trị xã hội lớn hơn các suy xét về vấn đề tài chính.”

Người nghèo xứng đáng và không đáng được nhận trợ cấp

Đã trở thành một nghi lễ, các nhà sử học phúc lợi luôn khởi đầu [nghiên cứu của mình] bằng việc chê bai những mối quan ngại trong giai đoạn trước thời kì Đại suy thoái về tính đúng đắn khi cân nhắc đến trách nhiệm, nhân cách, và tính chủ động trong việc cung cấp phúc lợi xã hội. Những ý tưởng như vậy đã luôn bị bỏ qua, bị coi như là những ví dụ cũ mòn về đạo nghĩa của tầng lớp trung lưu thời Victoria, hay tệ hơn, là một phần rất nhỏ trong chiến dịch của giới tài phiệt nhằm kiểm soát người nghèo. Cùng lí do đó, các nhà sử học đã hạ thấp sự phân biệt trước đây giữa người nghèo “xứng đáng” và “không xứng đáng” được nhận trợ cấp như một sự nguỵ biện, đồng thời ca ngợi việc chính phủ giúp đỡ người nghèo như một quyền lợi hay nhân quyền cơ bản. Dưới góc nhìn của Katz, “sự khác biệt giữa người nghèo xứng đáng và không xứng đáng được nhận trợ cấp luôn là điều hoang tưởng, tuy thuận lẽ nhưng đầy tính phá hoại” và sự khác biệt này đã chuyển hướng sự chú ý khỏi những nguyên nhân xã hội quan trọng hơn của nghèo đói. Bị ảnh hưởng bởi Micheal Walzer, Katz cho rằng sự phân biệt kiểu này đã kì thị tàn nhẫn người nghèo, vốn là “đối tượng của từ thiện”, và tước bỏ từ họ quyền lợi đáng được hưởng như là những thành viên bình đằng của cộng đồng. Ông đã nhiệt tình chống lại sự phân biệt “xứng đáng và không xứng đáng” của các nhà hoạt động từ thiện trong cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.

Katz và các nhà sử học phúc lợi khác đã vội vàng bỏ qua lí do đằng sau sự phân tách giữa mục đích từ thiện và mục đích xã hội. Để xác lập phẩm hạng, những nhà hoạt động từ thiện sẵn lòng đối mặt với tất cả những vấn đề phức tạp và tế nhị trong tình thế tiến thoái lưỡng nan gai góc này. Sự phân biệt của những nhà hoạt động từ thiện về người nghèo, mặc dù không hoàn hảo, lại dựa trên một tiền đề hợp lý như sau: nghèo đói, giống như nhiều điều kiện sống khác, gồm vô số nguyên nhân và giải pháp. Mary Richmond, một lãnh đạo có tiếng trong phong trào từ thiện, vào năm 1899 đã thấy rằng:

Khi chúng ta tự hỏi mình rằng, Người nghèo là ai, chúng ta phải trả lời rằng họ là những cá nhân với tính cách khác nhau: người vị kỉ và không vị kỉ, người cao thượng và kẻ bần tiện, người lao động và kẻ ăn bám – và khi làm việc với họ chúng ta phải tự chuẩn bị cho việc gặp gỡ với những bản ngã vốn thường xuyên khác biệt với chúng ta. Đây có thể là chuyện nhỏ nhặt và không liên quan, nhưng những bản ngã này lại giống chúng ta ở mọi khía cạnh.

Các nhà sử học phúc lợi xem ra đã phán đoán một cách hời hợt về nghèo đói khi so sánh. Nếu áp dụng cho chính sách công, lý thuyết về quyền lợi mà họ ủng hộ có thể được diễn giải thành tôn chỉ giản đơn (và lệch lạc) rằng “không có người nghèo không xứng đáng được hưởng trợ cấp”. Dù không do chủ ý, điều này đã gây ra hiệu ứng: đánh đồng mọi người nghèo với nhau. Đối với người nghèo, viễn cảnh như vậy mang tính hạ cố hơn rất nhiều so với cách tiếp cận của các tổ chức từ thiện. Đặc biệt không công bằng khi những người lao động nghèo, mặc dù đủ điều kiện, đã từ chối đăng kí nhận phúc lợi bởi vì họ tự hào làm người tự lực hơn. Với các nhà lý thuyết quyền lợi, những người này quả là ngu ngốc khi cố gắng tự đứng trên chính đôi chân của mình.

Với tất cả những lý lẽ này, các nhà sử học phúc lợi đưa ra quan điểm của mình. Các nhà hoạt động xã hội tư nhân cũng như chính phủ trong giữa cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX có thể đi đến mức hạ cố, bừa bãi và gia trưởng áp đặt để tìm hiểu sự “xứng đáng” của người thụ hưởng. Tính chất kẻ cả hạ cố của các kĩ thuật điều tra hoàn cảnh, chẳng hạn như “thăm hỏi thân thiện”, tuy không bị nhầm lẫn nhưng lại gây khó chịu.

Chỉ trích của Katz về sự phân loại trợ cấp nghèo đói như là sản phẩm do sự thiếu thông tin của những người ngoài cuộc vốn “may mắn hơn” thường phù hợp với những sở phúc lợi và từ thiện có tính quan liêu. Tuy nhiên, đánh giá này lại đánh mất giá trị của nó khi làm công cụ giải thích trong trường hợp dịch vụ khám bệnh của các hội huynh đệ. Trước tiên, kể cả khi những hội huynh đệ này được quản lý bởi tầng lớp nghèo nhất và chịu đàn áp nhiều nhất, hội vẫn chỉ giới hạn hỗ trợ cho các thành viên “xứng đáng”. Đây sẽ là một áp lực đáng kể cho những ai muốn kiếm tìm một hội huynh đệ thuộc một tầng lớp kinh tế hay nhóm sắc tộc nào mà có viện trợ được phân bố theo dạng quyền lợi vô điều kiện. Một nhánh của hội Prince Hall Mason tại bang Georgia là một tiêu biểu. Tổ chức này cấm các chi hội của nó “nhận hoặc duy trì tư cách hội viên… bất kì kẻ nào nói tục chửi bậy, một kẻ cuồng dâm tai tiếng, kẻ nát rượu, hay phạm một tội lỗi vô đạo đức hoặc … bất kì hành vi tha hóa đạo đức nào.”

William Muraskin coi những qui định giới hạn đối tượng hỗ trợ của hội huynh đệ như là những cố gắng của các nhóm bị đàn áp nhằm giành được sự công nhận bằng cách bắt chước đạo lý của tầng lớp trung lưu bá chủ thời Victoria. Luận điểm này là không thuyết phục. Ví dụ, làm sao nó giải thích được tính phổ biến của những giới hạn tương tự trong chương trình viện trợ tương hỗ được quản lý bởi các công đoàn lao động cực đoan? Liên hiệp Công nhân mỏ miền Tây (tiền thân của hội International Workers of the World) của tầng lớp lao động tự giác xã hội chủ nghĩa là ví dụ tiêu biểu trong việc từ chối trợ cấp cho hội viên khi “gặp ốm đau hay tai nạn bởi lối sống không điều độ, hành vi thiếu cẩn trọng hoặc vô đạo đức”. Các nhà sử học có thể, tất nhiên, nấp sau lá chắn cuối cùng bằng cách nói rằng các nhà hoạt động xã hội ủng hộ những giới hạn đó là nạn nhân của “nhận thức sai lầm” hoặc “ảo tưởng hóa”. Điều này nói ra chỉ để cho thấy các nhà sử học cố níu vào lý tưởng về một thế giới nơi mỗi người đều được hưởng theo nhu cầu của mình. Lý tưởng này không đem lại chỉ dẫn nào cho một hiện thực trong đó các nguồn tài nguyên là hữu hạn và các hành vi thường mang tính tự hủy hoại.

Xét theo quan điểm này, việc viện tới những điểm giống nhau trong giới hạn đủ điều kiện cho viện trợ của bên tổ chức từ thiện/phúc lợi và bên hội huynh đệ trở nên mơ hồ. Những chỉ trích về phân biệt mục đích xã hội và từ thiện xuất hiện như một nốt nhạc lạc điệu, không phải bởi nội dung cụ thể của chúng, mà bởi chúng đến từ những người ngoài cuộc – đa số chưa bao giờ chịu cảnh đói nghèo. Tương tự các sở phúc lợi nhà nước hiện đại, các nhà hoạt động từ thiện đầu thế kỉ XX sẽ không bao giờ hiểu hết hoàn cảnh của người nghèo cũng như không chiếm trọn được sự tôn trọng của người nghèo. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người nghèo phẫn nộ và mất lòng tin vào bộ máy vô cảm và quan liêu đã cho họ của bố thí.

Những điều kiện giới hạn viện trợ phúc lợi và từ thiện xoay quanh mối quan hệ đối nghịch giữa nhà từ thiện và người thụ hưởng, trong khi các hội huynh đệ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Sau cùng thì, mối quan hệ đối nghịch giữa nhà tài trợ và người thụ hưởng xem ra là đặc trưng cho bất kì hệ thống hỗ trợ đói nghèo nào (dù là công hay tư, dù dựa trên nguyên tắc quyền thụ hưởng hay nguyên tắc kiểm tra tài chính) được điều hành và tài trợ bởi giới hành chính viên hay những người ngoài cuộc khác (bao gồm cả những người đóng thuế). Nhà tài trợ và người thụ hưởng trong hội huynh đệ là bình đẳng với nhau. Họ thường biết rõ nhau ở mức độ cá nhân. Quá trình quyết định đủ điều kiện cho viện trợ của hội huynh đệ chắc chắn sẽ khẩn trương và có phần quá đơn giản, tuy nhiên nó hiếm khi có tính chất hạ thấp và kẻ cả như bộ máy quan liêu về phúc lợi và từ thiện. Ở các hội huynh đệ, quá trình quyết định cho sự phân loại nghèo xứng đáng hay không xứng đáng được nhận trơ cấp được thực hiện bởi chính người nghèo.

Ý tưởng của hội huynh đệ về lợi ích qua lại, tất nhiên, kéo theo những ràng buộc chung giữa hội viên và tổ chức của họ. Việc cho rằng nhà tài trợ nên trợ cấp như kiểu phân phát quyền thụ hưởng một chiều cho người nhận là trái ngược hoàn toàn với ý tưởng này. Để nhấn mạnh điểm này, Walter Basye, biên tập viên của tờ Fraternal Monitor, cho rằng “hội huynh đệ, giống như một tôn giáo hay ngân hàng tiết kiệm, ở đó những người gửi vào nhiều nhất sẽ được nhận lại nhiều nhất. Và khoản tiền gửi tốt nhất trong ngân hàng huynh đệ chính là lòng quan tâm và giúp đỡ chân thành”.

Tuy trợ cấp của hội huynh đệ không phải là quyền thụ hưởng vô điều kiện, cách thức phân loại của hội cũng không hoàn toàn giống như kiểu của tổ chức từ thiện. Lãnh đạo của hội huynh đệ cũng hay chỉ trích tính áp đặt gia trưởng của các tổ chức từ thiện giống các nhà sử học phúc lợi hiện đại. Sổ tay của hội Colored Knights of Pythias tuyên bố rằng “chúng ta không bỏ mặc người bệnh trong hội chúng ta cho sự vô tâm của đám từ thiện công; họ phải được thăm nom và nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng không chỉ trong giới hạn nguồn quỹ mà bản thân họ đã đóng góp. Khi cần đến, họ sẽ được nhận quỹ này cùng với vinh dự thay vì phải chịu sự bẽ mặt để thỉnh cầu cứu trợ từ giáo hội hay cá nhân – điều khiến những tâm trí tự do phải bất bình”. Vào năm 1910, một tạp chí của hội huynh đệ người Mỹ gốc Mexico (mutualista) đã tự hào tuyên bố “sẽ không có ai nhìn thấy một người gốc Mexico lang thang đi ăn xin, dù là người bất hạnh nhất, bởi anh ta sẽ luôn làm việc bất kể tuổi tác, điều kiện xã hội và giáo dục, để có được bánh mì ăn hàng ngày mà vẫn giữ được nhân phẩm của mình”.

Các điều kiện giới hạn viện trợ của hội huynh đệ dựa trên nền tảng đạo đức của tình đoàn kết. Bằng việc chỉ dành trợ cấp cho những hội viên được coi là xứng đáng với tình đoàn kết, các hội huynh đệ đã chia sẻ lập trường với các công đoàn. Trong công đoàn, các thành viên vi phạm những quy tắc nhất định (ví dụ, không trả phí hay tham gia vào các cuộc nổi loạn) bị tước quyền yêu cầu trợ cấp. Sự khác biệt lớn giữa công đoàn và hội huynh đệ là công đoàn có thể, và thường xuyên, sử dụng vũ lực để ép buộc những kẻ ngoan cố trong khi hội huynh đệ trông cậy hoàn toàn vào sự tuân thủ tự nguyện và xử phạt về đạo đức.

Viện trợ tương hỗ, xưa và nay

Những ghi chép lịch sử phong phú về viện trợ tương hỗ và sự tự lực đã đưa ra một sự tương phản nổi bật với cuộc sống kinh tế và xã hội hiện nay của tầng lớp rất nghèo. Khi xét đến chất lượng nhà ở, thu nhập, và hàng tiêu dùng, dân cư ở khu ổ chuột của đầu thế kỉ XX sẽ có lí do để ghen tị với “tầng lớp dưới” của thời nay. Tuy nhiên những kẻ ghen tị có lẽ sẽ đổi phe khi biết đến sức mạnh của gắn kết cộng đồng, đoàn kết gia đình, sự độc lập, niềm hy vọng cho tương lai, và an ninh trên đường phố. Những tiêu chuẩn như vậy rất quan trọng kể cả khi việc lượng hóa chúng là điều không dễ dàng.

Nhà xã hội học William Julius Wilson đã ghi nhận lại một số mô tả thuyết phục nhất về sự thay đổi này. Mặc dù Wilson không ủng hộ việc quay trở lại mô hình chính phủ có vai trò hạn chế của thời kì tiền nhà nước phúc lợi, ông đã liên tiếp chỉ ra sự xuống dốc rõ rệt trong điều kiện sống của những cư dân bần hàn ngày nay. “Người da đen ở Harlem và ở những khu dân cư Do Thái khác”, ông viết, “không phải e ngại khi ngủ trong công viên, lối thoát hiểm, và gác mái vào những đêm hè nóng bức trong những năm 1940 và 1950, còn người da trắng thường xuyên ghé thăm những quán rượu và câu lạc bộ đêm trong thành phố. Việc có tội phạm là chắc chắn, nhưng nó không nghiêm trọng đến mức khiến mọi người sợ hãi không dám bước chân ra đường vào ban đêm, mặc dù nghèo khó lan tràn khắp khu vực”.

James Borchert cũng ghi nhận về sự tương phản ở khu vực nội đô trong quá khứ và hiện tại. Trong tác phẩm Alley Life in Washington [Cuộc sống trong hẻm tại Washington - ND], ông bình luận chi tiết về sự vắng bóng của thứ mà ngày nay gọi là tâm lý phụ thuộc của những cư dân người Mỹ gốc Phi và cư dân da trắng trong khu ổ chuột ở Washington, DC, trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Như Borchert đã chỉ ra, người dân ở những khu vực này “thường không thuộc sự bảo trợ của nhà nước. Thay vì làm kẻ “gian lận phúc lợi” lười biếng, họ nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình, thể hiện niềm tự hào, độc lập và sức mạnh… trái ngược với mô tả của các học giả và các nhà cải cách về sự hỗn loạn và tật ách”, họ “có thể duy trì những khuôn mẫu văn hóa cổ xưa trong môi trường mới, họ thích nghi và thay đổi bản thân cho phù hợp khi cần thiết”. Borchert cho rằng hiện tượng này có được là nhờ lối sống tập trung theo kiểu đại gia đình, tính tự lực, và “mạng lưới phòng vệ” viện trợ tương hỗ của cư dân khu ổ chuột.

Từ viện trợ tương hỗ đến nhà nước phúc lợi

Một thực tế đã trở nên quá rõ ràng ngay cả khi các sử gia chưa bắt đầu ghi chép (hoặc thực sự xác nhận đầy đủ) về sự suy giảm của viện trợ tương hỗ. Hội huynh đệ, thành phần chủ chốt của viện trợ tương hỗ, đã bị giảm sút đáng kể lượng thành viên từ cả tầng lớp nghèo lẫn trung lưu. Về hội bảo hiểm của người da trắng, những số liệu dễ kiếm nhất, mặc dù không hoàn thiện, được cung cấp bởi Hiệp hội huynh đệ quốc gia (NFC). Vào năm 1906, các hội thành viên của NFC đại diện cho 91.434 chi hội huynh đệ; tới năm 1925, qui mô đã lên tới đỉnh điểm với 120.000 chi hội. Sau đó, số chi hội đi ngang rồi giảm xuống. Tốc độ giảm sút này tăng nhẹ trong cuộc Đại suy thoái rồi tăng tốc nhanh chóng sau Thế Chiến II. Cho đến năm 1986, chỉ còn 52.655 chi hội. Chỉ trong thập kỉ 1970, NFC mất hơn 20% số chi hội. Mặc dù một số chống chọi xu thế tốt hơn những số khác, nhưng những hội kín của người Mỹ trắng hàng đầu, bao gồm hội Mason, hội Odd Fellow và hội Knights of Pythias cũng chịu đựng những tổn thất lớn.

Việc tìm hiểu tình trạng những hội viện trợ tương hỗ của người Mỹ gốc Phi qua thời gian là một nhiệm vụ còn chông gai hơn. Đem so sánh với các hội tương tự của người da trắng, những con số thống kê về các hội người Mỹ gốc Phi thực sự không đồng đều. Dựa trên nhiều thước đo khác nhau, dù không thực sự chính xác, số lượng hội viên đạt đỉnh cao vào những năm 1920 và giảm dần trong thời kỳ Đại suy thoái. Hội huynh đệ Mỹ gốc Phi nổi tiếng nhất, Prince Hall Mason, phần nào phục hồi vào những năm 1940 và 1950, và lần nữa lâm vào suy thoái trong thập kỉ 1960.

Kể cả như vậy, trong suốt cuộc Đại suy thoái và sau đó, các hội huynh đệ Mỹ gốc Phi đã duy trì sức mạnh đáng nể. Vào năm 1934, nhà xã hội học Guy Johnson quan sát rằng “hiếm có một cộng đồng da màu nào ở miền Nam nước Mỹ lại không có người tham gia hai hoặc hơn số giáo hội và từ hai đến hai mươi số hội huynh đệ kín.” Mười năm sau đó, nghiên cứu có tính bước ngoặt của Gunnar Myrdal: An American Dilemma: The Negro Problem and Modern Democracy [Tình thế tiến thoái lưỡng nan của nước Mỹ: Câu chuyện người da đen và nền dân chủ hiện đại - ND] đã nhận định rằng người Mỹ gốc Phi thuộc mọi tầng lớp có xu hướng tham gia các tổ chức xã hội như hội huynh đệ nhiều hơn người da trắng. Ông ước tính rằng ở thành phố Chicago có hơn 4.000 hội phục vụ cho 275.000 người Mỹ gốc Phi.

Thay vì ca ngợi tầm cao của những tổ chức xã hội người Mỹ gốc Phi, Myrdal lại coi sự phát triển của các hội này là sự suy đồi. Ông dán mác cho các hội huynh đệ Mỹ gốc Phi như là sự sao chép tuyệt vọng mô hình các tổ chức tương tự của người da trắng và như thứ phản ánh cho tật ách xã hội. Myrdal tuyên bố rằng “bất chấp một thực tế là phần lớn các hội này thuộc về người dân tầng lớp thấp, người da đen có xu hướng tham gia lập hội hơn người da trắng, và cũng trên khía cạnh này, người da đen là những người Mỹ ‘bị phóng đại’ ”. Theo Myrdal, đa số các tổ chức xã hội của người Mỹ gốc Phi là đại diện cho “công sức bị phí phạm”. Người ta tự hỏi liệu Myrdal có thể sửa lại bình luận của mình, nếu ông ta thấy trước được hoàn cảnh sống đơn lẻ và cô độc điển hình của những người thuê nhà trong các dự án nhà ở xã hội nội đô ngày nay.

Thực trạng kết quả nghiên cứu tại thời điểm hiện nay không dễ dàng trả lời cho những câu hỏi quan trọng rằng vì sao các cơ sở hội huynh đệ và viện trợ tương hỗ khác đã mất đi hầu hết vị thế của mình trong nửa cuối thế kỉ hoặc có khi cả trước đó. Các tài liệu liên quan được viết qua loa và cùng lắm chỉ mang tính đề xuất. Những thuyết phổ biến nhất về sự thoái trào của hội huynh đệ đã nhấn mạnh vai trò của các vấn đề liên quan đến thống kê bảo hiểm, nảy sinh từ nguyên lý đánh giá rủi ro (faulty assessment) của đa số hội áp dụng trong khoảng thời gian từ 1870 đến 1910. Ban đầu, một mức phí bảo hiểm chung được áp dụng như nhau cho mọi hội viên, không xét đến rủi ro hay tuổi thọ. Hệ thống này hoạt động tốt bước đầu, tuy nhiên nó gặp vấn đề nghiêm trọng khi các hội viên già đi. Khi số người chết tăng lên, các cuộc đánh giá rủi ro trở nên đắt đỏ và phiền hà hơn, khiến những hội viên trẻ (mang rủi ro ít hơn) không muốn tham gia. Sau thập niên 1910, các hội lớn mới dịch chuyển một cách vất vả sang hệ thống phí bảo hiểm dựa trên rủi ro. Tuy nhiên các bang đặt ra quy định nhằm tăng tốc quá trình tái điều chỉnh, và kết quả cuối cùng là rất nhiều hội nhỏ hơn, thường là hội người Mỹ gốc Phi (dù vẫn có thể hoạt động hiệu quả theo hệ thống cũ) bị buộc phải đóng cửa.

Richard de Raismes Kip, J.Owen Stalson, và các tác giả khác xác định đối thủ cạnh tranh trong sinh hoạt giải trí như đài phát thanh, phim ảnh, truyền hình, đã góp phần làm mất đi thành viên của hội huynh đệ. Điều này có thể có giá trị trong việc giải thích tình trạng của một số hội, nhưng khi áp dụng với các hội bảo hiểm huynh đệ nó không còn tỏ ra mấy hữu dụng. Sau cùng, lợi điểm bán hàng chủ chốt của những hội này (ít nhất phản ánh từ quảng cáo của họ cho hội viên mới) là bảo hiểm. Hơn nữa, lập luận về sinh hoạt giải trí đã thất bại trong việc lý giải vì sao rất nhiều công nhân trước năm 1920 lại tham gia hội bảo hiểm huynh đệ thay vì những câu lạc bộ cộng đồng không có bảo hiểm và hội kín thời ấy. Và nếu giải trí là điều chủ yếu thu hút thành viên hội huynh đệ, thì vì sao vô số nỗ lực đóng góp và duy trì hội thường là các chương trình bảo hiểm tốn kém?

Những lí do khác cho sự suy giảm là trở ngại về pháp lý hoặc cưỡng chế. Các yếu tố này khiến hội huynh đệ không thể chống chọi hiệu quả với đối thủ từ bên chính phủ và tư nhân mới xuất hiện. Cho đến thập niên 1920, các hội y tế, được củng cố bằng những rào cản về chứng nhận và giấy phép hành nghề, đã thắng lớn (ít nhất là tạm thời) trong trận chiến không ngừng nghỉ của họ với hội huynh đệ và các hình thức khác của khám chữa bệnh theo hợp đồng. Tác dụng của việc này không chỉ làm tăng tổng chi phí chăm sóc y tế mà còn đóng cửa thị trường bảo hiểm y tế vốn đầy hứa hẹn cho sự mở rộng của hội huynh đệ.

Roger L. Ransom và Richard Sutch đã nghiên cứu về sự biến đổi đáng chú ý trong can thiệp của pháp luật. Họ thừa nhận rằng việc các bang ra luật cấm đoán những dạng bảo hiểm nhất định, chẳng hạn như lối chơi hụi – một hình thức bảo hiểm tuổi già cá nhân – đã khuyến khích sự phụ thuộc của người tiêu dùng vào các kế hoạch trợ cấp của người chủ lao động và các chương trình chính phủ như Bảo hiểm xã hội. Dù có tính khả thi, lý thuyết của Ransom và Sutch cần được mổ xẻ thêm.

Có thể nhận xét tương tự với những giải thích thừa nhận mối quan hệ nhân quả giữa sự phát triển của nhà nước phúc lợi và sự suy giảm của viện trợ tương hỗ. Ở cả cộng đồng người Mỹ trắng và người Mỹ gốc Phi, dễ dàng thấy rằng sự suy yếu viện trợ tương hỗ xảy ra trùng khớp với sự gia tăng vai trò phúc lợi xã hội của chính phủ. Chính phủ tham gia vào phúc lợi xã hội (tất nhiên không kể trại tế bần truyền thống) từ trước thời điểm áp dụng Chính sách kinh tế mới (New Deal). Đa số bang, trước thềm cuộc Đại suy thoái, đã chấp nhận và thực hiện các luật bồi thường cho nhân công và trợ cấp cho các bà mẹ. Năm 1913, 20 bang có trợ cấp cho các bà mẹ, cho đến 1931 tổng số đã tăng lên 46 bang. Thập kỉ 1930 xuất hiện tổ chức liên bang quan trọng đầu tiên cho phúc lợi xã hội, bao gồm tổ chức Bảo hiểm xã hội và viện trợ cho trẻ em phụ thuộc (ADC).

Dù sự tương quan giữa sự gia tăng mức độ can thiệp của chính phủ và sự suy giảm của viện trợ tương hỗ là rõ ràng, một mối quan hệ nhân quả vẫn cần được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, lương tri đã lên tiếng đòi hỏi những tìm hiểu kĩ hơn trong mối liên hệ giữa hai xu hướng. Qua lịch sử, viện trợ tương hỗ đã trở thành một tạo phẩm của nhu cầu. Chính phủ, bằng cách chiếm lĩnh trách nhiệm phúc lợi xã hội vốn từng là lĩnh vực riêng của các tổ chức tự nguyện, đã làm xói mòn phần nhiều nhu cầu này. Có đủ mọi chứng cứ, kể cả chứng cứ hấp dẫn, cho lập luận này để các nhà sử học suy ngẫm. Khi công nhân bắt đầu được nhận tiền đền bù trong thập niên 1910 và 1920, các hội viện trợ tương hỗ do nhân viên tổ chức tại nơi làm việc đã rút tiền ồ ạt từ phần bảo hiểm tai nạn công nghiệp họ được cung cấp. Hơn nữa, vì quỹ đền bù công nhân rót thằng vào các kế hoạch y tế có chọn lọc bởi người chủ lao động, tác động này có thể hủy hoại các dịch vụ cạnh tranh của hội huynh đệ.

Nghịch lý là, mặc dù bảo vệ nhà nước phúc lợi, Katz suy đoán rằng các chương trình trợ cấp của chính phủ góp phần vào sự suy giảm đáng kể các hoạt động viện trợ tương hỗ giữa người nghèo với nhau. Ông thấy rằng trước khi nhà nước phúc lợi xuất hiện, người nghèo phụ thuộc vào một “mạng lưới phức tạp, có nhiều lát cắt” dựa trên “những mối tương hỗ thân mật cùng các hành động phi thường tự xuất phát từ sự hào phóng giữa người nghèo với nhau”, và coi sự chủ động của phúc lợi liên bang như là yếu tố “có thể làm yếu đi mạng lưới tương trợ trong nội đô các thành phố, biến đổi trải nghiệm nghèo đói và làm xấu đi tình trạng người vô gia cư”.

Mối quan hệ, nếu có, giữa sự suy giảm của viện trợ tương hỗ và sự thịnh vượng gần đây trong gia đình – một thể chế phúc lợi xã hội trung tâm khác – cần được tìm hiểu kĩ càng hơn. Đối lập với lịch sử nghiên cứu sơ sài về hội huynh đệ, lịch sử về gia đình người Mỹ gốc Phi đã là chủ đề nghiên cứu được yêu thích từ những năm 1960. Nghiên cứu nổi tiếng nhất gần đây là The Black Slavery and Freedom, 1750 – 1925 [Nô lệ và tự do của người da đen, 1750 – 1925 - ND] (1976) của Herbert Gutman. Gutman không đồng ý với nghiên cứu của Daniel Patrick Moynihan (1965) (vẫn còn phổ biến ở một số cộng đồng), vốn kết luận rằng chế độ nô lệ đã khiến các gia đình người Mỹ gốc Phi bị “rối loạn” một cách tuyệt vọng và không có khả năng đương đầu với những biến đổi xã hội. Sử dụng số liệu điều tra dân số của nhiều địa phương, Gutman thấy rằng ít nhất cho đến những năm 1920, các gia đình Mỹ gốc Phi đã giống những gia đình người Mỹ trắng ở chỗ gia đình được cai quản bởi người cha và người mẹ. Mặc dù người Mỹ gốc Phi có nhiều con ngoài giá thú hơn người Mỹ trắng, họ có phong tục cho phép kết hợp các cha mẹ đơn thân và con cái của họ vào hệ thống gia đình. Ngượi lại trong năm 1983, 41,9% các gia đình Mỹ gốc Phi không có sự hiện diện của người chồng. Theo nghiên cứu của Gutman, trường hợp các hộ gia đình người Mỹ gốc Phi có người cha hoặc mẹ đơn thân xem ra là sản phẩm của thế kỉ 20 chứ không phải di sản của chế độ nô lệ.

Dù quan trọng, việc không có nhiều các gia đình người Mỹ gốc Phi có cả người cha và người mẹ thời nay lại không thể hiện rằng xu thế đổ vỡ gia đình đã tăng lên. Các học giả đương thời về gia đình Mỹ gốc Phi khéo léo chỉ ra rằng hình thức gia đình với một người cha (hoặc mẹ) hay các hình thức gia đình được mở rộng một cách lỏng lẻo lại hoạt động tương đối hoàn hảo trong một số hoàn cảnh lịch sử. Một chỉ số chính xác hơn về “đổ vỡ gia đình”, dù là ít mang tính chuẩn tắc, có lẽ nên là mức độ một gia đình (không quan trọng thành phần) phụ thuộc kế sinh nhai vào các mối quan hệ và các thiết chế không tương hỗ. Theo cách đo lường này thì tương đối nhiều sự kiện đổ vỡ gia đình đã xảy ra kể từ thời Đại suy thoái. Khía cạnh rõ nét nhất của việc gia đình ngày càng phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài (đối lập với sự tự lực (self-help) và các thiết chế viện trợ tương hỗ như hội huynh đệ) là thực tế gánh nặng phúc lợi tăng nhanh như nấm. Trong năm 1931, 93.000 gia đình nhận trợ cấp cho các bà mẹ (dưới 1% dân số nước Mỹ). Bằng so sánh, 3,8 triệu gia đình bây giờ đã nhận được AFDC, bao gồm khoảng một phần năm dân số Mỹ gốc Phi.

Cuộc chuyển giao từ viện trợ tương hỗ và tự lực sang chế độ nhà nước phúc lợi xã hội không chỉ đơn giản là việc chuyển đổi trên sổ sách về cung cấp dịch vụ từ hệ thể chế này sang hệ thể chế khác. Trong cuộc chuyển giao đã xảy ra nhiều mất mát không chỉ là tiền bạc, đúng như các lãnh đạo hội huynh đệ đã lo sợ. Mối quan hệ giữa sự tương hỗ và tự do ý chí mà hội huynh đệ đã minh chứng dần dần bị thay thế bởi những ràng buộc về sự phụ thuộc mang tính gia trưởng áp đặt. Phúc lợi quốc gia phát triển không chỉ đồng hành với sự lu mờ dần của các thiết chế viện trợ tương hỗ có tầm điều hành địa phương, mà còn đem lại những bộ máy quan liêu thiếu tình người bị kiểm soát bởi những kẻ ngoài cuộc.

Nguồn: Tom G.Palmer, Hướng đến kỷ nguyên hậu nhà nước phúc lợi, NXB Tri Thức, 2013