Chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã tăng cường sự miễn dịch như thế nào
Kể từ lúc dịch bệnh khởi phát, giới tinh hoa chính trị đã dùng ngôn ngữ của thời chiến để nói về virus corona. Kẻ thù vô hình này sẽ bị kiềm chế, đàn áp và đánh bại. Sau đó… nó sẽ biến mất.
Chiến lược sẽ bao gồm cấm đi du lịch, tạm dừng hoạt động, đóng cửa, giãn cách xã hội bắt buộc và hạn chế hít thở. Các mô hình tính toán đã chứng minh điều này chắc chắn chắn có hiệu quả. Đồng nghĩa rằng, tự do, nhân quyền và tự do hội họp sẽ bị phá bỏ.
Tất cả chúng ta đều bị sử dụng như những nhân vật không đất diễn trong cái thí nghiệm xã hội mà vốn chưa bao giờ được thử nghiệm trong toàn bộ lịch sử nhân loại, và theo những cách xung khắc với toàn bộ giá trị của xã hội tự do mà trước đó chúng ta từng tin tưởng.
Không ai trong những người chịu trách nhiệm thèm đếm xỉa đến ý kiến của bạn hay của tôi cả. Chúng ta ở đây chỉ để thực hiện vai trò của mình trong một cái mô hình của những chủ thể tự động (agent-based model). Đây là trò chơi của chế độ chuyên quyền.
Và cái giáo điều độc đoán đó đã tiếp tục phô bày theo những cách càng ngày càng lạ lùng, chẳng hạn như cấm toàn bộ các hoạt động của quán bar và nhà hàng, thậm chí đưa ra cáo buộc rằng dàn hợp xướng, nhạc cụ gió và ống dẫn của đàn organ tự chúng có thể lây lan dịch bệnh. Hiệp hội organ Hoa Kỳ đã buộc phải đưa ra một tài liệu dài biện hộ cho việc tiếp tục trình diễn thánh ca. Sự hủy hoại trong cộng đồng nghệ thuật là quá rõ ràng và hoàn toàn không thể hiểu được; và nó còn đang trở nên tồi tệ hơn. Và hơn thế: các luật lệ trong việc sử dụng thang máy sẽ khiến những tòa nhà chọc trời hùng vĩ của Hoa Kỳ trở thành những khối bê tông vô dụng và vô nghĩa.
Vậy sẽ thế nào nếu toàn bộ giáo điều độc đoán này là sai lệch? Chẳng có cuốn sách nào về tế bào và sinh học phân tử mà tôi tìm thấy đề cập đến việc cách ly và trốn tránh là biện pháp chiến thắng virus cả. Như cuốn Cell and Molecular Biology for Dummies đã chép, “Với hầu hết các loại virus tấn công con người, thì tấm phòng vệ duy nhất mà ta có là biện pháp phòng ngừa và hệ miễn dịch của ta mà thôi.”
Nghe lạ đúng không? Cuốn sách không hề nói gì về quyền lực tuyệt diệu của giới chính trị gia để nghiền xé con virus. Thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu thống kê toàn diện nhất trên toàn cầu đến nay kết luận rằng “việc đóng cửa biên giới ngay tức khắc, cách ly toàn diện, và xét nghiệm trên diện rộng không hề liên quan gì đến số ca tử vong vì COVID-19 trên mỗi một triệu người” – tức là không hề có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ sự tàn phá khủng khiếp này có thể cứu sống được mạng người.
Lạ lùng thay, trong suốt những tháng ngày kinh khủng vừa qua, trên các phương tiện truyền thông lại không có một phát ngôn về thực tế rằng miễn dịch là cách để đánh bại loại virus này. AIER đã có bản báo cáo (AIER Urgent Report on Pandemics) về chủng virus này ngay khi chúng vừa xuất hiện, song, với tư cách là một độc giả hoàn toàn bất mãn với tờ New York Times, tôi có thể nói với các bạn rằng việc nói lên cái thực tế về miễn dịch thông qua kháng thể không hề có ích cho việc đưa tin của họ tí nào.
Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết điều này đã bị quay ngoắt thông qua một bài viết rất mạch lạc xuất hiện ngày hôm qua: “Bạn có thể tái nhiễm Covid chứ? Các chuyên gia cho rằng rất khó”. Bài báo xác đáng này rốt cuộc đã phủ nhận tuyên bố của hàng ngàn bài báo nực cười mà phổ biến khác rằng đây là chủng virus chưa từng có, dễ gây tử vong, bí ẩn, và chỉ có một lựa chọn duy nhất để chống lại nó là quăng đạo đức qua một bên và đối xử với con người như loài vật.
Bài báo viết:
“Dẫu rằng chúng ta chỉ biết rất ít về coronavirus, nhưng chỉ bảy tháng kể từ khi bước vào đại dịch, chủng virus mới này đang hoạt động giống như các chủng virus khác. Chúng có thể khiến một người nhiễm đến hai lần nhưng khả năng cao là không thể trong một thời gian ngắn như vậy hoặc khiến ta yếu hơn ở lần tái phát. Người bị nhiễm virus corona thường sẽ tạo ra những phân tử miễn dịch gọi là kháng thể. Ta có thể thất vọng khi nghe một một số nhóm nghiên cứu gần đây đã báo cáo về mức độ sụt giảm kháng thể trong hai hoặc ba tháng. Nhưng sụt giảm kháng thể là hoàn toàn bình thường sau khi một ca nhiễm trùng cấp tính thuyên giảm, dẫn lời bác sĩ Michael Mina, một nhà miễn dịch học tại Viện Đại học Harvard. Nhiều bác sĩ lâm sàng đang vừa “gãi đầu vừa nói rằng, “đó quả thật là một loại virus siêu kỳ lạ vì nó không thúc đẩy hệ miễn dịch”. Nhưng họ đã lầm, bác sĩ Mina trả lời, “ta không cần thêm vài giáo trình y khoa nữa chỉ để khẳng định lại điều này.””
Hãy hình dung, tờ The Times viết rằng: “các phân tử miễn dịch được gọi là kháng thể”, cứ như thể là đang giới thiệu một từ vựng y khoa mới ở đây vậy, dẫu cho những người lính của George Washington đã biết về vấn đề này và mạo hiểm tiến hành các kỹ thuật tiêm chủng chống lại bệnh đậu mùa.
Ta hãy nghĩ về điều này. Bạn nhiễm COVID, bạn hồi phục (giống như 99.8% người khác, đặc biệt là những người khoẻ mạnh) và bạn được bảo vệ trước chủng virus đó và có thể là các chủng tương tự trong một khoảng thời gian. Hệ miễn dịch của bạn được cải thiện. Quá trình triệu năm cùng tiến hoá giữa loài người và các loại virus lại có thêm một bước tiến mới. Hàm ý ở đây là: thay vì trốn chạy, sẽ hợp lý hơn nếu có một chút can đảm để đối diện với khoa học ở đây.
Đúng, nhưng nếu thế, không phải nhiều nhà dịch tễ học vốn có đủ khả năng và uy tín đã nói về điều này rồi sao. Thực chất là họ đã nói nhiều rồi. Chỉ là không có ai nghe vì truyền thông và giới chính trị gia đã phớt lờ họ mà thôi.
Một trong những tiếng nói tiếng nói sắc bén và gan dạ ở đây là Sunetra Gupta, giáo sư dịch tễ học lý thuyết, người dẫn đầu một nhóm các chuyên gia ở Viện Đại học Oxford. Bà có hiểu biết sâu sắc, đến nỗi trong một cuộc phỏng vấn đã đưa ra một luận đề thú vị liên quan đến việc tại sao đại dịch cúm năm 1918 mới là bệnh dịch thảm khốc thực sự cuối cùng mà chúng ta chứng kiến ở thời hiện đại.
Quan điểm của Gupta là: khi chúng ta sống ở các khu biệt lập, được che chở và tránh tiếp xúc bên ngoài, ta dần dần trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tác nhân gây bệnh xuất hiện không đúng thời điểm, khi cơ địa con người chưa có sự chuẩn bị về mặt sinh học để đối phó với nó. Nó tước đi một số lượng lớn mạng sống con người với cách thức khó tin. Nhưng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã xuất hiện và chấm dứt sự cô lập vô ích như thế. Nó đưa cho chúng ta nhiều phương thức di chuyển, giao thoa, hội họp, và từ đó, dẫn tới việc tiếp xúc với dịch bệnh nhiều hơn và tạo ra kháng thể. Do vậy, các phương thức điều trị và vaccine trở nên tốt hơn không phải là lý do duy nhất giúp chúng ta chống lại được bệnh tật, mà còn hệ miễn dịch nữa. Bộ công cụ sinh học chống lại bệnh tật của chính chúng ta được cải thiện một cách đơn giản thông qua du lịch, thương mại và mậu dịch toàn cầu.
Tôi sẽ dẫn lời Gupta, hơi dài một chút, bắt đầu từ hướng dẫn của bà cho những nguyên lý cơ bản về miễn dịch virus đã được lĩnh hội trong thế kỷ vừa qua và nhưng lại bị lãng quên một cách lạ lùng ở thế kỷ này:
“Một vấn đề thú vị khác mà tôi chợt nhận ra đối với hiểm hoạ này đó là người ta đang xem nó như một thảm họa bên ngoài vậy, như cuồng phong hay sóng thần, như thể bạn có thể hạ sập thuỷ môn và nó sẽ biến mất mãi mãi. Điều đó về cơ bản là không chính xác. Dịch bệnh vốn là mối quan hệ có tính sinh thái học mà chúng ta phải điều tiết giữa chính chúng ta và virus. Nhưng thay vào đó, người ta xem nó như một thứ đến gì đó lạ lẫm đến từ bên ngoài… Đó chỉ là khía cạnh về bệnh dịch, nhưng còn đó khía cạnh về kinh tế xã hội thì lại bị lờ đi. Nhưng có một cách tiếp cận thứ ba, tươi sáng hơn, liên quan tới cách chúng ta muốn sống cuộc sống của chúng ta thế nào. Chúng ta không chỉ đang tự mình khép kín bản thân với đại dịch mà còn khép kín với những khía cạnh nhân sinh khác.”
Tôi nghĩ rằng sự đánh đổi này là cực kỳ khắc nghiệt. Rõ ràng biểu hiện cực đoan nhất của sự đánh đổi này là việc đẩy 23 triệu người sẽ bị đẩy xuống mức sống nghèo khổ như là kết quả của cách phản ứng “đao to búa lớn” này. Ngoài ra, tôi cũng cho rằng, phí tổn đối với nghệ thuật cũng vô cùng sâu sắc - rạp hát và các hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Nhưng còn đó nghệ thuật sống, thứ vốn đã ăn sâu bám rễ, lại cũng đang bị xói mòn. Người ta cũng quên luôn cái cung cách để cư xử tử tế. Có người nói với tôi rằng, ngày hôm qua mẹ của người ta bảo “đi rồi thì đừng về, mày sẽ giết cả nhà đấy” …
Giờ đây thanh niên đang tỏ ra sợ hãi, vì dẫu cho có thừa nhận rằng rủi ro của thanh niên đối với virus là rất thấp, nhưng chúng vẫn có thể lây bệnh cho đứa bạn khác mà sau đó nó sẽ lại lây cho ông bà của nó. Mặc cảm tội lỗi này bằng cách nào đó lại bị gán cho cá nhân hơn là được xã hội chia sẻ.
Nói cho cùng, chúng ta phải cùng sẻ chia cái mặc cảm này; chúng ta phải cùng san sẻ trách nhiệm. Chúng ta phải biết chấp nhận những rủi ro nhất định cho bản thân để thực hiện các nghĩa vụ của chúng ta trong việc duy trì khế ước xã hội. Vậy nên, tôi muốn giới chính trị gia nhắc nhở với người dân về điều đó, bởi đây là điều mà quý vị được bầu lên để làm – để cho thấy khế ước xã hội được vận hành một cách hợp lý.
Điều này thực sự khó khăn. Tôi nghĩ chẳng có điều gì hơn ngoài việc nhắc nhở mọi người rằng cách phản ứng hiện nay không chỉ khắt khe mà còn sai lầm. Bởi trên thực tế, cách duy nhất để chúng ta - những người mà có thể có được miễn nhiễm cộng đồng - có thể làm để giảm thiểu rủi ro với những người dễ tổn thương trong cộng đồng – là nói ra thực tế đó.
Ngay cả khi có chút ít rủi ro. Năm nay tôi 55 tuổi, và hiển nhiên thì vẫn có một chút ít rủi ro ngoài kia. Nhưng tôi sẵn lòng chấp nhận, giống như khi tôi bị cúm mà thôi. Có nguy cơ là có thể tôi sẽ mất mạng do cúm nhưng tôi sẵn sàng đón nhận rủi ro đó, bởi vì tôi biết rằng, nếu không làm thế, cúm vẫn sẽ xuất hiện giống như trước tới giờ; nó sẽ xâm nhập vào cộng đồng những người miễn dịch yếu, và rồi rủi ro lây nhiễm cao hơn sẽ đánh mạnh vào khu vực dân số dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Có lẽ cách để người trẻ tuổi phản ứng lại điều này hiện giờ là bước ra bên ngoài và trở nên miễn dịch, mà thậm chí đó còn là nhiệm vụ của họ. Đó chính là cách chung sống với vi rút. Cảm cúm rõ ràng là loại vi rút nguy hiểm nhưng lý do chúng ta không thấy các ca tử vong do cúm mỗi năm là nhờ miễn dịch cộng đồng, mức lây nhiễm ở mức thấp mà chúng ta có thể giữ được.
Có lẽ cách để chống lại nó bây giờ là giới trẻ phải ra ngoài, đó không chỉ là điều tốt cho họ để có khả năng miễn dịch, mà gần như là nghĩa vụ của họ. Đó là cách sống với chủng virus này, và đó cũng là cách ta sống với các chủng virus khác. Thực chất, cúm là một loại virus nguy hiểm, nhưng lý do chúng ta không thấy nhiều ca tử vong hàng năm bởi đó là nhờ miễn dịch cộng đồng, với tỷ lệ lây nhiễm ở mức thấp mà chúng ta có thể giữ được.
Giờ đây, ta có thể biết thêm về khả năng thần kỳ của miễn dịch cộng đồng mà gần đây được ước tính ở mức 10-20%:
“[Miễn dịch cộng đồng là] một thuật ngữ chuyên ngành về tỷ lệ dân số cần có khả năng miễn dịch để ngăn sự lây lan của bệnh dịch, vốn là khái niệm trung tâm trong lĩnh vực tiêm chủng. Nó là một khái niệm dịch tễ học căn bản, thứ rõ ràng đã bị đánh lận con đen về mặt ngữ nghĩa. Tôi đồ rằng việc bao hàm từ ‘cộng đồng’ đã làm cho nó dễ bị bóp méo hơn.
Sự thật là miễn dịch cộng đồng vốn là cách bảo vệ nhóm người dễ bị nhiễm bệnh khỏi tử vong. Điều này đạt được với cái giá là một vài người sẽ chết, và chúng ta có thể đưa nhóm dễ bị mắc bệnh ra khỏi quá trình này. Trong hoàn cảnh lý tưởng, bạn có thể bảo vệ nhóm người trên tốt nhất có thể, còn lại để người khác lo việc của mình, cho phép miễn dịch cộng đồng được thiết lập, đảm bảo rằng nền nền kinh tế không sụp đổ, nghệ thuật được bảo tồn và sự tử tế cũng như lòng khoan dung vẫn còn đó.
Dường như chúng ta đang sống trong mối khiếp sợ? Đúng thế, du lịch nước ngoài tạo điều kiện cho sự truyền nhiễm, nhưng đôi khi nó cũng mang lại sự miễn dịch.”
Và cuối cùng, ta có những hàm ý về lịch sử và cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu chấm dứt sự cô lập vô nghĩa của chúng ta nhưng đồng thời khiến chúng ta có khả năng miễn dịch sinh học với tuổi thọ cao hơn:
“Tại sao chúng ta không còn phải chịu đại dịch cúm nữa? Bởi trước năm 1918 không có các chuyến lữ hành quốc tế hay mật độ cá thể đủ lớn để giữ tỷ lệ mắc cúm thấp ở mức theo mùa như bây giờ. Các nhóm biệt lập của những người không có khả năng miễn dịch từ đó sẽ hình thành, và rồi họ sẽ trở thành nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Đó là khuôn mẫu của thời đại cho tới khi Thế chiến thứ nhất chấm dứt. Kể từ đó, nhiều bệnh tật đã trở thành dịch bệnh trong phạm vi hẹp ở địa phương. Kết quả là chúng ta tiếp xúc với nhiều loại bệnh và mầm bệnh có liên quan, vì vậy nếu có bệnh gì mới xuất hiện, chúng ta sẽ có thể khỏe mạnh hơn là khi chưa từng tiếp xúc với loại bệnh đó.
Nếu vi rút corona xuất hiện ở vùng mà chưa có ai từng tiếp xúc với nó, chúng ta đã có lẽ phải chứng kiến cảnh tượng tồi tệ hơn rất nhiều. Cũng có vẻ như ngoài việc tiếp xúc với các chủng virus liên quan làm tăng khả năng bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm, một phần trong cộng đồng của chúng ta có thể cũng đã có khả năng miễn dịch.
Đó thực sự là một tin tốt lành. Hy vọng luận điểm này sẽ được củng cố một cách vững chắc hơn ở mức độ thí nghiệm khoa học. Tự chúng ta cũng đang quan sát được cách mà cơ thể được bảo vệ khỏi bệnh tật và nhiễm trùng bởi kháng thể của các coronavirus theo mùa.”
Ta có thể nhìn được viễn cảnh mà luận đề của vị giáo sư uyên bác tại trường đại học có lẽ là danh giá nhất thế giới này có khả năng tác động lên truyền thông và giới chính trị gia. Những hàm ý về điều mà bà phát biểu không chỉ có nghĩa rằng việc cách ly là sai, và không những việc bế quan tỏa cảng là vô ích. Bà còn đi xa hơn: chúng khiến ta yếu ớt hơn và cản trở sự tiến triển của sức khỏe chúng ta đã xây dựng được trong hơn một thế kỷ, qua các cuộc lữ hành, giao thoa, và các mối quan hệ thương mại khắng khít.
Hàm ý trong quan điểm của Gupta – và ẩn ý của nó về câu chuyện trốn, chạy và trú ẩn tại chỗ - đưa ra một hướng suy nghĩ mới đầy hứa hẹn để hiểu mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản hiện đại và những cải thiện đáng kể về sức khỏe con người mà chúng ta có được qua hơn một thế kỷ. Nó cũng gửi đi một lời cảnh báo: nếu chúng ta cứ tiếp tục lẩn tránh và cố gắng ngăn chặn vi rút một cách vô ích; cuối cùng chúng ta sẽ chỉ kết thúc với việc làm cho toàn bộ xã hội trở nên nghèo nàn hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, và đồng thời cũng giáng một đòn nguy hiểm lên sức khỏe sinh học của chúng ta.
Nguồn: Jeffrey A. Tucker, How Global Capitalism Boosted Immunities, American Institute for Economic Research, 25/7/2020