[Khảo lược Adam Smith] - Chương IV: Lí thuyết vẻ cảm nhận đạo đức
Tác phẩm The Theory of Moral Sentiment (Lí thuyết vẻ cảm nhận đạo đức) được xuất bản vào năm 1759, khi Adam Smith vừa tròn 35 tuổi, và là tập hợp các bài giảng của ông về đạo đức học ở trường Đại học Tổng hợp Glasgow. Đây không phải là cuốn sách dễ đọc - Smith còn giảng về tu từ học (Rhetoric and Literary Style); văn phong và ngôn ngữ dùng trong tác phẩm này hoa mĩ hơn là những tác phẩm khoa học rõ ràng và ngắn gọn của các triết gia hiện nay. Thực vậy, Edmund Burke, một người bạn của Smith đã mô tả nó “giống như một bức họa chứ không phải văn bản”. Cần phải đọc một cách chậm rãi.
Những chủ đề chính của tác phẩm
Lí thuyết về cảm nhận đạo đức đúng là một tác phẩm khoa học mang tính đột phá. Nó chứng minh rằng tư tưởng và hành động đạo đức của chúng ta là sản phẩm của chính bản chất của chúng ta, tức là bản chất của những sinh vật xã hội. Nó khẳng định rằng tâm lí xã hội đó là bảng chỉ đường, đưa đến những hành vi đạo đức tốt hơn là lí trí. Nó đưa ra những nguyên tắc nền tảng cho thái độ cẩn trọng (prudence) và công bằng, tức là những đức tính cần thiết cho sự tồn tại của xã hội và giải thích những hành động từ thiện, tức là những hành động giúp cho xã hội thịnh vượng.
Tư lợi và cảm thông
Như những cá nhân, chúng ta thường quan tâm đến mình, đấy là xu hướng tự nhiên. Đấy đơn thuần là sự cẩn trọng. Nhưng là những sinh vật xã hội, Smith giải thích, chúng ta còn được phú cho khả năng thông cảm (sympathy) với người khác. (Ngày nay từ này (sympathy) đã có nghĩa khác, từ đồng cảm (empathy) có thể thể hiện khái niệm một cách tốt hơn). Khi nhìn thấy người khác buồn hay vui, chúng ta cùng buồn vui với họ - cho dù không mạnh bằng họ. Tương tự như thế, người khác cũng tìm sự đồng cảm của chúng ta và vui buồn cùng chúng ta. Nhưng khi cảm xúc của họ quá mạnh, thì sự đồng cảm nhắc nhở họ kiểm chế tình cảm của mình cho tương xứng với phản ứng kém nhiệt tình hơn của chúng ta. Dần dần, khi đến tuổi trưởng thành, mỗi người chúng ta đều biết điều gì được và điều gì thì không được người khác chấp nhận. Đạo đức có xuất xứ từ bản chất xã hội của chúng ta như thế đấy.
Công lí và từ bi
Công lí cũng như thế. Mặc dù chúng ta là những người tự tư tự lợi, chúng ta phải học cách sống cùng với những người khác mà không gây thiệt hại cho họ. Đấy là đòi hỏi tối thiểu nếu muốn cho xã hội có thể tồn tại được. Nếu người ta đi xa hơn và làm những điều tốt - tức là có lòng từ bi - thì chúng ta hoan nghênh, nhưng chúng ta không thể đòi hỏi những hành động như thế, đấy là sự khác biệt so với đòi hỏi về công lí.
Đức hạnh
Khôn ngoan, công bằng và từ bi là những đức tính quan trọng. Tuy nhiên, lí tưởng là người không thiên vị, dù là trên thực tế hay trong trí tưởng tượng - mà Smịth gọi là khán giả không thiên vị - tức là người hoàn toàn đồng cảm với mọi hành động và tình cảm của chúng ta. Nó đòi hỏi phải tự kiềm chế và đấy chính là đức hạnh.
Đồng cảm một các tự nhiên là cơ sở của đức hạnh
Các nhà triết học cùng thời với Smith tìm cách giải thích bằng lí tính điều làm cho hành động trở thành đúng hoặc sai. Nhưng Smith cho rằng đạo đức của chúng ta không có nhiều tính toán bên trong đến như thế. Đúng ra, đạo đức là một cái gì đó tự nhiên, nằm sẵn trong chúng ta. Chúng ta thông cảm (sympathy) hoặc đồng cảm (empathy) với nhau1, tình cảm này là trực tiếp, chân thành, nhân từ và tự nhiên. Trong trí tưởng tượng, chúng ta thường đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Khi thấy ai sắp bị đánh chúng ta cảm thấy thương xót, khi xem người biểu diễn đi trên dây thừng ta run sợ cùng với họ. Khi thấy người ta vui hay buồn ta cũng cảm thấy vui hay buồn theo.
Tương tự như thế, chúng ta có cảm tình với những người làm những việc mà chúng ta tán thành. Trên thực tế, chúng ta cảm thấy vui khi chia sẻ tình cảm hoặc quan điểm với người khác2. Còn khi chúng ta không chia sẻ tình cảm với người khác hoặc không đồng ý với việc làm của họ, thì cả hai bên đều cảm thấy buồn.
Tuy nhiên, Smith nói rằng không phải bản thân tình cảm mà chính hoàn cảnh mới làm cho chúng ta đồng cảm. Khi nhìn thấy một người giận dữ, chúng ta thường lo cho nạn nhân hơn là chia sẻ sự tức giận đó, chí ít là cho đến khi chúng ta biết được sự thật và tự mình đánh giá được sự tức giận đó có lí đến mức nào. Nếu chúng ta thấy họ hành động quá đáng, chúng ta sẽ không còn cảm tình với họ nữa.
Bất đồng và tự kiềm chế
Smith nhận thấy rằng khi đóng vai khán giả, chúng ta không thể chia sẻ hoàn toàn mức độ thái quá trong tình cảm của những người khác, thí dụ như sự tức giận quá mức của một người bị đối xử một cách bất công hay nổi buồn sâu sắc của một người có tang. Sự cảm thông của chúng ta, tuy là chân thành nhưng chắc chắn là không thật sâu sắc. Nhưng người khác cũng chỉ là khán giả của những tình cảm của chúng ta như chúng ta là khán giả của họ mà thôi. Khi có sự bất đồng giữa tình cảm của họ và của chúng ta, như các trường hợp vừa nêu, họ sẽ cảm thấy buồn. Đến lượt, điều này sẽ nhắc nhớ họ kiềm chế bớt tình cảm ban đầu của mình, đưa họ về gần hơn nữa với quan niệm của chúng ta về hoàn cảnh khó khăn mà họ đang phải chịu đựng.
Sống cũng là học cách tự kiềm chế. Về bản chất, chúng ta nhìn mọi hiện tượng, sự vật theo quan điểm của người khác và chúng ta biết rằng thái quá, dù là giận dữ, buồn phiền hay bất cứ tình cảm nào khác, cũng đều làm cho người khác phiền lòng. Cho nên chúng ta thường cố gắng kìm nén tình cảm của mình cho phù hợp với tình cảm của những người xung quanh. Trên thực tế, chúng ta mong muốn kiềm chế tình cảm của mình sao cho bất kì một người bình thường, không vụ lợi nào - Smith gọi là khán giả không thiên vị - cũng sẽ đồng cảm với chúng ta.
Tương tự như thể, khi chúng ta tỏ ra quan tâm tới người khác, chúng ta biết rằng một khán giả không thiên vị nào đó sẽ tán thành hành động của chúng ta và chúng ta hài lòng với việc làm của mình. Khán giả, dù là thực hay tưởng tượng, là người hướng dẫn hành động của chúng ta: qua quá trình trải nghiệm, dần dần chúng ta sẽ xây dựng được cho mình hệ thống tiêu chuẩn hành động, tức là đạo đức. Đạo đức giúp cho xã hội phát triển thịnh vượng. Cội nguồn của nó là sự đồng cảm:
Và vì vậy, thể hiện thật nhiều tình cảm với người khác và kiềm chế tình cảm đối với mình, hạn chế tính ích kỉ và để cho tình yêu thương người khác tự do tuôn trào là sự hoàn hảo của bản chất của con người, và tự nó có thể tạo ra sự hài hòa tình cảm và tình thương yêu giữa con người với nhau, toàn bộ sự thanh cao và tài sản của họ đều ở đó3.
Thưởng, phạt và xã hội
Smith xem xét sự thích đáng của những tình cảm khác nhau như khao khát, yêu thương, ân cần và oán hận4 và đặt câu hỏi hành vi nào thì đáng thưởng còn hành vi nào thì đáng phạt.
Ông bảo muốn đánh giá thì phải tách biệt kết quả khỏi động cơ. Nếu một người được lợi từ một hành động trợ giúp của người khác, chúng ta có thể không hoàn toàn đồng cảm với thái độ biết ơn của người được hưởng lợi, trừ phi hành động giúp đỡ đó xuất phát từ động cơ mà chúng ta tán thành.
Chúng ta cũng không thể đồng cảm với sự oán hận của một người trừ phi hành động gây ra sự oán hận đó xuất phát từ động cơ mà chúng ta không tán thành5. Chúng ta tin rằng hành động chỉ đáng được thưởng khi nó xuất phát từ động cơ tích cực và chỉ đáng bị phạt khi nó xuất phát từ động cơ tiêu cực6.
Thưởng phạt có vai trò xã hội quan trọng. Chúng ta tán thành và thưởng cho những hành động mang lại lợi ích cho xã hội, chúng ta không tán thành và phạt những hành động có hại cho xã hội: “Sự tồn tại của xã hội đòi hỏi rằng những hành động không xứng đáng và ác ý vô cớ phải bị ngăn chặn bằng biện pháp trừng phạt tương xứng, và do đó, việc thực hiện biện pháp trừng phạt như thế phải được coi là hành động phù hợp và đáng khen7”.
Đây là quá trình mang tính bản năng: chúng ta có thể không biết chính xác hành động của một cá nhân mang đến cho xã hội lợi ích hay thiệt hại như thế nào và lí trí của chúng ta là người hướng đạo không đáng tin. Nhưng thiên nhiên hay ông Trời đã phú cho chúng ta thái độ ưa thích và ác cảm, tức là những cảm nhận mà trên thực tế dường như đã giúp cho sự tồn tại của loài người và xã hội của chúng ta. Quả thực như thế, nếu chúng ta cư xử khác đi thì xã hội sẽ tan vỡ và chúng ta không thể tồn tại như những sinh vật xã hội được.
Đấy là thí dụ về quan điểm của Smith khi ông nói về “bàn tay vô hình” và khi ông giải thích làm sao mà hành động của chúng ta đã giúp tạo ra một trật tự xã hội hoạt động hữu hiệu như thế, dù rằng kết quả không phải lúc nào cũng phù hợp với mục đích khi chúng ta hành động. Thí dụ, Smith nhận xết rằng những chiếc bánh răng đồng hồ làm việc cùng nhau để chỉ giờ. Nhưng chúng không hay biết điều đó: đấy là ý định của người thợ đồng hồ. Tương tự như thế, khi hành động mang tính bản năng của chúng ta làm việc thúc đẩy xã hội, chúng ta có thể ngạo mạn cho rằng đấy là do lí trí của chúng la, nhưng thực ra chúng ta phải ghi nhận thành tựu ấy cho tự nhiên hay là ý Trời8.
(Khi thảo luận về cái trật tự xã hội do hành động chứ không phải ý định của con người tạo ra, Smith thường sử dụng các thuật ngữ Ông Trời, Tự nhiên hay Đầng sáng tạo với gần như cùng một nghĩa. Nhưng lí giải của ông về việc làm sao mà thông qua hành động của mình, chúng ta đã vô tình tạo ra sự hài hòa trong xã hội là cách tiếp cận mang tính hệ thống chứ không phải cách tiếp cận thần học. Đấy không phải là, cũng như không đòi hỏi phải phát minh ra một Chúa Trời nào cả. Tự nhiên - hay quá trình tiến hóa như chúng ta có thể nói ngày nay - có thể tạo ra kết quả tuyệt mĩ chẳng khác gì Chúa Trời).
Điều này đưa chúng ta quay trở lại với câu hỏi về động cơ9. Hành động cố ý gây hại trên thực tế có thể không có hại, trong khi những hành động khác có thể gây hại ngay cả khi không có ý định nào như thể cả. Vậy thì chúng ta phải trừng phạt động cơ hay là kết quả? Smith trả lời rằng chúng ta không thể nào nhìn thấu được trái tim con người: nếu chúng ta chỉ trừng phạt những động cơ xấu thì tất cả mọi người đều có thể bị nghi ngờ. Nhưng một lần nữa, tự nhiên đã dẫn chúng ta đến giải pháp ổn định hơn; chúng ta chỉ trừng phạt những hành động có hại hoặc có ý định làm hại.
Công lí là nền tảng
Muốn xã hội tồn tại thì phải có những quy định không cho người nọ làm hại người kia. Như Smith nhận xét, những tên ăn cắp và những kẻ sát nhân có thể sống, với điều kiện là họ không được ăn cắp và giết hại lẫn nhau10. Đẩy là những quy định mà chúng ta gọi là công lí.
Nếu người ta không giúp người khác khi có điều kiện hoặc không đền đáp lại những việc tốt mà người khác đã làm cho mình thì chúng ta gọi là thiếu nhân đức hoặc bạc bẽo. Nhưng chúng ta không trừng phạt để buộc người ta phải làm việc tốt: chúng ta chỉ trừng phạt hành động gây hại thực sự hay có mục đích gây hại mà thôi. Chúng ta chỉ buộc họ phải tuân thủ các quy định của công lí, vì nếu không thì xã hội không thể tồn tại được11.
Công lí là ngăn chặn những điều có hại chứ không phải là thúc đẩy đến mức tối đa điều có lợi. Thí dụ, chúng ta không cho phép ăn cắp đồ vật của người khác, đơn giản là vì hành động này có thể mang đến lợi thế hơn cho người ăn cắp12. Vì ai cũng có xu hướng nghĩ rằng quyền lợi của mình quan trọng hơn quyền lợi của bất kì người nào khác, cho nên nếu được quyền ăn cắp thì tất cả chúng ta sẽ bị người khác cướp bóc hết. Công lí là cách xã hội tự bảo vệ khỏi những điều có hại và đấy là yếu tố cần thiết đến mức tự nhiên đã phú cho chúng ta bản năng mạnh mẽ nhất để duy thì nó. Thái độ phản đối những hành động bất công mạnh đến nỗi làm cho kẻ có lỗi phải hồi hận và ăn năn.
Tự phê bình và lương tâm
Smith nói rằng trên thực tế tự nhiên đã phú cho chúng ta một thứ còn gần gũi hơn là sự trừng phạt, đấy là thái độ tự phê bình. Chúng ta là những người quan sát không thiên vị không chỉ hành động của người khác, mà còn là người quan sát hành động của chính mình, khi chia tách mình ra thành tác nhân hành động và quan tòa13. Và ông quan toà bên trong mỗi người còn đòi hỏi nhiều hơn là sự tán dương của người khác: chúng ta muốn trở thành người xứng đáng với những lời ngợi khen và chỉ hài lòng khi chúng ta cảm thấy rằng ý kiến của người khác về mình là xứng đáng14.
Ánh sáng của lương tâm, Smith khẳng định, có vai trò xã hội cực kì mạnh mẽ. Nó ngăn chặn không để cho chúng ta bị chìm đắm quá đáng vào cuộc sống của riêng mình và bàng quan với cuộc sống của người khác. Ông nhận xét trong một thí dụ nổi tiềng rằng nếu một vụ động đất lớn tiêu diệt hết người Trung Quốc thì một người sống ở châu Âu có thể cảm thấy buồn, nhưng nỗi buồn ấy sẽ không là gì so với nỗi đau mà sự rủi ro gây ra cho chính người đó:
Nếu ngày mai anh ta bị chặt một ngón tay thì đêm nay anh ta sẽ không tài nào ngủ được; nhưng anh ta vẫn sẽ ngáy khò trước cảnh chết chóc của hàng trăm triệu đồng đạo của anh ta nếu như anh ta chưa bao giờ gặp họ và sự huy diệt một số đông người như thể có vẻ như chỉ là đối tượng không đáng quan tâm so với rủi ro không đáng kể của anh ta15.
Mặc dù vậy, trên thực tế, tất cả các cá nhân đều quan trọng như nhau. Lương tâm là cách tự nhiên nhắc nhở chúng ta điều đó. Chúng ta có hi sinh tính mạng của hàng trăm triệu người chỉ để cứu một ngón tay của mình hay không? Dĩ nhiên là không: lương tâm của chúng ta không cho phép làm như vậy. Lương tâm cung cấp cho chúng ta quan điểm: nó kiểm chế tính ích kỉ thái quá và nhắc nhở chúng ta không nên làm hại người khác chỉ vì lợi ích cá nhân của mình. Nó tạo cho chúng ta thấi độ tự kiềm chế trước những ham muốn thấp hèn của mình16.
Các qui tắc đạo đức
Quá trình này được bản năng tự nhiên của chúng ta khuyến khích nhằm tạo ra và tuân thủ các quy tắc. Smith nói rằng khi chúng ta nhìn thấy những người có những cư xử tệ thì ông quan tòa bên trong buộc chúng ta không được làm như thế, còn khi thấy người khác cư xử tốt thì ta bắt chước họ. Trong quá trình đưa ra đánh giá về hằng hà sa số hành vi như thể, dẫn dà chúng ta sẽ tạo ra các quy tắc đạo đức17. Điều đó có nghĩa là gặp một hoàn cảnh mới chúng ta không cần phải suy nghĩ lại từ đầu nữa: chúng ta đã có những tiêu chuẩn đạo đức hướng dẫn rồi. Nó tạo ra “ý thức trách nhiệm”, tức là ý thức giúp chúng ta giữ đúng nguyên tắc công bằng, trung thực và lịch sự, không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta lúc đó.
Sự kiên định như thế có lợi cho trật tự xã hội. Tuân theo lương tâm là chúng ta đang thúc đẩy, dù không có chủ ý, hạnh phúc của loài người18. Pháp luật, với những biện pháp thưởng và phạt của nó, có thể cũng hướng đến cùng một kết qủa thế, nhưng pháp luật không bao giờ nhất quán, trực tiếp hoặc có hiệu quả như là lương tâm và những quy tắc đạo đức do thiên nhiên sắp đặt.
Smith thừa nhận rằng thời đại và địa điểm khác nhau thì quy tắc đạo đức cũng khác nhau. Các nền văn hóa khác nhau có những quan niệm khác nhau về cái đẹp, tất cả phụ thuộc vào những thứ họ thấy hằng ngày, các nền văn hóa khác cũng có những quan niệm khác nhau về “cái đẹp của phép hành xử19”. Thí dụ, có những phong tục cưới xin và hoạt động tình dục khác nhau, cũng như tiêu chuẩn đánh giá lòng hiếu khách và lịch thiệp khác nhau. Nhưng sự khác nhau về trang phục hay phong tục nhất định chỉ là thứ yếu, ông khẳng định như thế. Nếu những nguyên tắc căn bản của tự nhiên không được tôn trọng thì xã hội không thể tồn tại được.
Thái độ đối với của cải
Một nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới những xét đoán đạo đức của chúng ta, và không phải tất cả đều tốt cả, đấy là của cải. Việc Smith viết một đoạn phê phán khá dài vấn đề này hẳn phải là cú sốc đối với những nhà phê bình ngây thơ (theo đuôi Marx) hình dung ông là quán quân về tính hám lợi.
Tiện nghi vật chất, mà đồng tiền có thể mua được, chỉ là những thứ tầm thường, ông khẳng định như thế. Chiếc áo mưa đẹp chưa chắc đã bảo vệ ta tốt hơn là chiếc áo thô, người giàu cũng chẳng ăn nhiều hơn người khác, người lao động trong ngôi nhà tranh có khi lại ngủ say hơn một vị hoàng đế trong tòa lâu đài sang trọng. Của cải không thể tránh cho chúng ta khỏi sợ hãi, buồn đau và chết chóc.
Nhưng chúng ta vẫn tin rằng tiển có thể mua được hạnh phúc, cũng như tin rằng người giàu và người nổi tiếng phải là những người hạnh phúc. Chúng ta vui sướng khi chứng kiến vận may của họ, cuộc đời và sự nghiệp của họ thu hút sự chú ý của chúng ta. Trở thành tâm điểm của sự chú ý của xã hội tất nhiên là thú vị rồi: cho nên đối với người giàu, lợi ích chính mà của cải mang tới không phải là những tiện nghi tẩm thường có thể mua được bằng tiền, mà là sự chú ý có tác dụng ve vuốt thói háo danh của họ.
Song đấy lại là phù phiếm vì sự quan tâm của xã hội phụ thuộc nhiều vào số lượng của cải hay địa vị xã hội chứ không phải là phẩm chất của người sở hữu chúng. Ngay cả những người chẳng được lợi lộc gì cũng có xu hướng bỏ qua “thói hư tật xấu” của những người giàu có và tâng bốc họ một cách quá đáng. Kết quả là những người có của và có địa vị tin rằng mình thực sự xứng đáng với những lời ca ngợi giả dối đó, ngay cả khi họ chẳng xứng đáng chút nào.
Tự hoàn thiện
Ngoài ra, việc làm giàu còn mang đến những lợi ích khác nữa20. Khi thấy một ngôi nhà lớn hoặc một chiếc xe đẹp của những người giàu có thì người ta thường có thái độ ghen tị với cuộc sống được cho là an nhàn và thoải mái của họ Nhưng ngược đời là, người ta lại chấp nhận một cuộc sống thiều thốn và lao động nặng nhọc với hi vọng là sau này cũng có cuộc sống an nhàn và thoải mái như những người giàu có. Như vậy là, khoái lạc giả định do của cải tạo ra - mặc dù chỉ là ảo tưởng - thúc đẩy chúng ta cố gắng rất nhiều về mặt thể xác và trau dồi về mặt trí tuệ và nghệ thuật nữa:
Chính sự nhẩm lẫn này đã khuấy động và giữ cho tính cần cù của con người tiếp tục vận động. Đấy chính là động cơ đầu tiên thúc đẩy người ta trồng cấy, xây dựng nhà cửa, thiết lập thành phổ và đất nước, phát minh ra và cải tiến các môn khoa học và nghệ thuật, tô điểm và làm cho cuộc sống ngày càng cao sang hơn, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của quả địa cầu, biến những cánh rừng hoang vu thành những khu vực màu mỡ, biến đại dương mênh mông không có đường đi thành một nguồn sống mới và những con đường nối liền các dân tộc khác nhau trên trái đất21.
Tuy thế người giàu lại tiêu thụ nhiều hơn người nghèo một chút: họ mua những đồ đắt tiền hay dễ thương hoặc tao nhã. Và bằng cách tạo công ăn việc làm cho những người phục vụ họ hoặc là cho những người chuyên chế tác các đồ nữ trang, của cải mà họ sở hữu đã lan tỏa xuống cả cộng đồng. Thực ra, họ “được dẫn dất bởi bàn tay vô hình nhằm thực hiện việc phân phối các nhu yếu phẩm được sản xuất ra, như thể trái đất được chia thành những phần đều nhau cho các cư dân của nó vậy22”.
Bàn về đức hạnh
Sau khi đã xác định nguồn gốc và bản chất của đạo đức, Smith kết thúc tác phẩm Lí thuyết về cảm nhận đạo đức bằng cách đưa ra định nghĩa về phẩm chất của một người đức hạnh đích thực. Ông cho rằng người đức hạnh là hiện thân của các phẩm chất như cẩn trọng, công bằng và từ bi. Tính chất thứ tư - tự tiết chế (self-command) - là tính chất cực kì quan trọng tuy không phải lúc nảo nó cũng thúc đẩy người ta làm việc tốt.
Cẩn trọng làm cho cá nhân phải chú ý trước khi hành động. Nó kiềm chế sự thái quá của con người và như vậy là một phẩm chất quan trọng đối với xã hội. Người cẩn trọng được mọi người tôn trọng nếu không nói là đặc biệt quý trọng23. Công bằng nhắc nhở ta không được làm hại người khác. Đức tính này cũng cực kì quan trọng đối với xã hội. Từ bi thúc đẩy chúng ta làm cho người khác hạnh phúc và bằng cách đó giúp cải thiện đời sống xã hội. Không ai có thể buộc người khác phải có lòng từ bi, nhưng lòng từ bi bao giờ cũng được đánh giá cao. Tự tiết chế chặn bớt cơn giận dữ của chúng ta (Sợ hãi có thể ngăn chặn được sự cơn giận của chúng ta, nhưng giận dữ sẽ tái xuất hiện khi chúng ta biết mình đã được an toàn. Nhưng thông qua tự kiềm chế mà ta làm dịu bớt sự tức giận của mình để người khác có thể thông cảm được, thì sự tức giận đã thực sự giảm bớt24).
Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng lo lắng về mình trước tiên, sau đó đến gia đình mình, chỉ sau đó mới đến bạn bè và những người xa hơn25. Chúng ta có khuynh hướng quan tâm đến đất nước mình hơn là các nước khác26. Nhưng Smith khẳng định rằng lòng từ bi chân chính thì không có biên giới. Vì loài người quan trọng hơn bất cứ một cá nhân nào cho nên người đức hạnh thật sự phải sẵn sàng hi sinh cá nhân mình “vì quyền lợi vĩ đại hơn của toàn thể nhân loại27”.
Xây dựng xã hội đức hạnh
Trên thực tế, tự nhiên thúc đẩy cá nhân có những hành động hi sinh và chúng ta ngưỡng mộ phẩm chất tự kiểm soát bản thân giúp người ta thực hiện những hành động hi sinh như thể. Nhưng người ta có thể hi sinh vì cả những lí do xấu lẫn lí do tốt. Tính tự tiết chế có thể biến người anh hùng thành một kẻ cuồng tín sắt đá.
Tình yêu nhân loại không giống như tình yêu nước28. Yêu nước bao gồm sự tôn trọng và sùng kính hiến pháp và tổ chức của đất nước cũng như mong ước sao cho đồng bào của mình được sống hạnh phúc. Thường thì hai tình cảm này trùng hợp với nhau. Nhưng trong những giai đoạn hỗn loạn về mặt chính trị, chúng có thể xung đột với nhau.
Trong những hoàn cảnh như thế, các chính khách có thể đưa ra các kế hoạch cải cách sâu rộng. Họ đề nghị vứt bỏ các định chế hiện hành, không thèm đếm xỉa đến những lợi ích mà các định chế này đã tạo ra, Smith nói như thế. Họ đề nghị phương án thay thế mang tính “duy lí”. Nhưng đề nghị đó đi ngược lại bản chất của con người:
Người theo tư tưởng hệ thống... có khả năng là người cực kì thông thái với thói tự phụ của hắn ta và thường rất say mê vẻ đẹp của kế hoạch lí tưởng về chính phủ của hắn ta, cho nên hắn không thể chấp nhận bất kì sự thay đổi nào, dù nhỏ nhất, của bất kì phần nào trong kế hoạch của hắn... Hắn có thế mường tượng rằng mình có thể sắp đặt những thành viên khác nhau của một xã hội to lớn cũng dể dàng như sắp xếp mấy quân cờ trên bàn cờ vậy. Hắn không nghĩ rằng trên cái bàn cờ vĩ đại của xã hội loài người, mỗi một quân cờ đều có những nguyên tắc hành động riêng của mình, hoàn toàn khác hẳn với nguyên tắc mà cơ quan lập pháp có thể áp đặt cho họ29.
Tự do và thiên nhiên chính là người dẫn đường tin cậy trong việc xây dựng một xã hội hài hòa và có thể hoạt động được hơn là lí lẽ tự cao tự đại của những kẻ cực đoan và hão huyền.
Chú thích:
(1) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I, Tiết I, Chương I, trang 9, đoạn 1.
(2) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I, Tiết I, Chương II.
(3) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I, Tiết I, Chương V., trang 25, đoạn 5.
(4) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I, Tiết II.
(5) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết I, Chương III và IV.
(6) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết I, Chương IV.
(7) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết I, Chương IV. 7, đoạn 10.
(8) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết II, Chương III.
(9) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I, Tiết III, Chương I và II.
(10) Lí thuyềt về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết II, Chương III, trang 86, đoạn 3.
(11) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết II, Chương I.
(12) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II, Tiết II, Chương II.
(13) Li thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III, Chương I.
(14) Li thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III, Chương II.
(15) Lí thuyết về cảm nhận dạo đức, Phần III, Chương II, trang 136-7, đoạn 4.
(16) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III, Chương III.
(17) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III, Chương IV, trang 159, đoạn 7-8.
(18) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III, Chương IV.
(19) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần V. Chương l và II , trang 200, đoạn 1.
(20) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần IV, Chương l.
(21) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần IV. Chương l , trang 183-4, đoạn 10.
(22) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần IV, Chương l, trang 184-5, đoạn 10.
(23) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Tiết I, Chương II.
(24) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Kết luận, trang 263, đoạn 3.
(25) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Tiết I, Chương I.
(26) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Tiết I, Chương I.
(27) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Tiết III, Chương III, trang 235, đoạn 3.
(28) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Tiết II, Chương II, trang 229, đoạn 4.
(29) Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Tiết II, Chương II, trang 233-4, đoạn 17.
Nguồn: Eamonn Butler (2007). Khảo lược Adam Smith. Phạm Nguyên Trường dịch. NXB Tri Thức. Nguyên tác: "Adam Smith-A Primer" (2007)