[Chủ nghĩa tự do cá nhân - lược khảo] Chương cuối: Tương lai của chủ nghĩa tự do cá nhân (Phần cuối)

[Chủ nghĩa tự do cá nhân - lược khảo] Chương cuối: Tương lai của chủ nghĩa tự do cá nhân (Phần cuối)

Phụ lục

Bạn có phải là người theo chủ nghĩa tự do cá nhân hay là không?

Chủ nghĩa tự do cá nhân bắt đầu với một tuyên bố đơn giản về quyền của cá nhân, nhưng nó lại đặt ra những câu hỏi khó. Câu hỏi chính trị căn bản là bạn tự đưa ra những quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của bạn hay một người nào đó làm việc này thay bạn? Những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân cho rằng cá nhân phải có cả quyền và trách nhiệm đưa ra quyết định cho chính mình. Những người không theo chủ nghĩa cá nhân tự do thuộc mọi trường phái chính trị đều tin rằng chính phủ phải đưa ra một số hoặc nhiều quyết định quan trọng liên quan đến cuộc sống của cá nhân.

Ví dụ, nghĩ xem bạn có đồng ý với khẳng định sau đây hay không:

Khi tôi tôn trọng quyền của những người khác thì tôi phải có quyền:

Đọc bất cứ thứ gì tôi muốn, ngay cả khi nó xúc phạm những người khác trong cộng đồng.

Chọn cách chữa trị mà tôi nghĩ là tốt nhất, thậm chí nếu đấy là biện pháp chữa trị có nhiều rủi ro.

Nếu bạn trả lời “Có” cho những câu hỏi này thì bạn có thể đồng ý với một số quan điểm căn bản của chủ nghĩa tự do cá nhân về những quyền tự do của cá nhân: chính phủ không có trách nhiệm thiết lập tôn giáo đặc biệt, không buộc người dân phải tuân thủ quy tắc đạo đức, hoặc quy định về phim ảnh khiêu dâm hay ngôn từ gây oán hận. Điều đó không có nghĩa là những người theo phái tự do cá nhân đồng ý với bất kỳ lựa chọn cụ thể nào, mà nó chỉ có nghĩa là họ tôn trọng quyền của những người trưởng thành trong việc đưa ra lựa chọn của mình. Xin xem xét một số các vấn đề khác:

Chỉ cần tôi đối xử với những người khác một cách trung thực, thì tôi phải có quyền:

Kiếm được nhiều tiền hơn những người khác, ngay cả nếu tôi không đóng góp tiền để làm từ thiện.

Để lại tài sản của tôi cho các con tôi mặc dù con cái người khác vào đời với ít tiền hơn con tôi.

Nếu bạn trả lời “Có” cho những câu hỏi này thì bạn đồng ý với một số mục tiêu căn bản của chủ nghĩa tự do cá nhân về tự do kinh tế. Bây giờ xin xem xét một cách nhìn khác về tự do:

Chính phủ có cần bảo vệ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân, dù một số người sẽ kiếm được nhiều hơn những người khác, hay chính phủ phải sử dụng quyền lực của mình để tìm cách làm cho mọi người bình đẳng hơn về tiền bạc bằng cách chuyển tiền từ một số người sang cho một số người khác?

Nếu bạn vẫn tiếp tục ủng hộ tự do – chống lại những biện pháp cưỡng chế của chính phủ - nhằm mang lại những kết quả đáng mong muốn, thì bạn có thể tiến hành đánh giá chủ nghĩa cá nhân của chính bạn.

Một lần nữa, sử dụng sơ đồ được mô tả trong Chương 1, chúng tôi tạo cho bạn cơ hội xếp mình vào phổ chính trị. Trong bối cảnh của nước Mỹ hiện đại, chúng ta thường thấy những người bảo thủ ủng hộ những biện pháp của chính phủ nhằm ngăn chặn những lựa chọn của các cá nhân, còn những người tự do thì ủng hộ những biện pháp của chính phủ nhằm ngăn chặn những quyết định trong lĩnh vực kinh tế. Tất nhiên, sự phân biệt là không rõ ràng; những người bảo thủ có thể thích trợ cấp cho các doanh nghiệp lớn hơn là những người theo phái tự do, và nhiều người theo phái tự do thì ủng hộ những biện pháp cấm hút thuốc lá, cấm sở hữu súng, và những khoản đóng góp cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử.

Bảng câu hỏi sau đây sẽ hỏi bạn rằng đấy phải là quyết định của bạn hay quyết định của chính phủ khi bạn tham gia trong những hoạt động khác nhau, được chia thành “Tự do Cá nhân” và “Tự do Kinh tế”. (Xin lưu ý rằng chia lựa chọn thành “cá nhân” và “kinh tế” là tương đối tùy tiện. Lựa chọn liên quan đến đời sống của bạn là cá nhân, và hầu hết các lựa chọn liên quan đến quyền sở hữu và trao đổi kinh tế.)

10 điểm nếu bạn nghĩ rằng bạn quyết định, 5 điểm nếu bạn không chắc chắn, và 0 điểm nếu bạn nghĩ rằng chính phủ quyết định. Sau đó đưa điểm số của bạn vào sơ đồ kim cương trong Chương 1.

(Hết)

Nguồn: David Boaz (1997) Libertarianism: A Primer. New York: The Free Press.

Dịch giả:
Phạm Nguyên Trường

Tác phẩm liên quan