Gullible du ký: Trường ca Odyssey về Thị trường tự do

Gullible du ký: Trường ca Odyssey về Thị trường tự do

"Gullible du ký: Trường ca Odyssey về Thị trường tự do" xoay quanh câu chuyện của một cậu bé bị đắm tàu, dạt vào một hòn đảo xa lạ. Mỗi chương, trừ chương đầu, đều bắt đầy bằng một “chuyện ngụ ngôn” ngắn về Jonathan Gullible và những cuộc chạm trán của anh với những luật lệ kì lạ của một hòn đảo và cư dân ở đó.

Trích Lời giới thiệu:

[...] Từ năm 1980, Ken đã liên tục viết nhiều bài bình luận về kinh tế cho đài phát thanh. Những lời bình thẳng thắn của một nhà kinh tế học hàn lâm thường sẽ khô khan và kém thú vị. Ken nghĩ ông có thể nêm gia vị cho các bài phát thanh này bằng những đoạn hội thoại tưởng tượng. Bạn bè ông sẵn lòng tham diễn. Và thế là Jonathan Gullible ra đời.

Ngay lập tức, sự quan tâm từ phía thính giả tăng vọt! Các ý tưởng đầy tính khiêu khích và khác thường, nhưng lại khơi dậy, cuốn hút những ý tưởng về thị trường tự do tuyệt đối theo một lối dí dỏm. Sau này, Ken thâu tuyển hơn chục người bạn làm diễn viên để sản xuất ra nhiều tập, tạo thành một sê-ri đầy kịch tính. Nó lại trở thành một thành công vang dội khác! Kể từ đấy, Gullible du ký: Trường ca Odyssey về Thị trường tự dođược sử dụng trong các chương trình phát thanh, các nhóm thảo luận, các cuộc thi luận văn, kịch ngắn và các chương trình sân khấu ở khắp năm châu. Mỗi chương, trừ chương đầu, đều bắt đầu bằng một “truyện ngụ ngôn” ngắn về Jonathan Gullible và những cuộc chạm trán của anh với những luật lệ kỳ lạ của một hòn đảo và cư dân ở đó. Câu chuyện nhấn mạnh đến tính kỳ quái của các điều luật, sự kiểm soát, áp đặt lên đời sống của người dân và những hạn chế về mặt kinh tế từ các điều luật đó. Ta có thể dễ dàng nhận thấy các luật lệ này, trên thực tế, khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

[...]

*

Mục lục

Lời nhà xuất bản

Ðôi lời về cuốn sách

Những giải thưởng và đánh giá về tác phẩm

Về tác giả

Quyền cá nhân

Những nguyên tắc định hướng của Gullible

Chương 1: Một cơn bão lớn

Chương 2: Những kẻ gây rối

Chương 3: Bi kịch của chung

Chương 4: Cảnh sát thực phẩm

Chương 5: Nến và áo khoác

Chương 6: Thuế chiều cao

Chương 7: Những quy hoạch tuyệt vời nhất

Chương 8: Hai chuồng thú

Chương 9: Tạo ra tiền

Chương 10: Máy giấc mơ

Chương 11: Bán quyền lực

Chương 12: Cơ hội bị bỏ lỡ

Chương 13: Nhà cửa tán loạn

Chương 14: Tội phạm leo thang

Chương 15: Cuộc chiến sách

Chương 16: Không có gì

Chương 17: Lễ hội đặc quyền

Chương 18: Chú Samta

Chương 19: Thỏ và Rùa cải biên

Chương 20: Chán nản vì tiêu hóa

Chương 21: “Ðưa cho tôi quá khứ hoặc tương lai của anh!”

Chương 22: Chợ Nhà nước

Chương 23: Nghề cổ xưa nhất trên trái đất

Chương 24: Loại bỏ sản xuất

Chương 25: Hoan hô kế

Chương 26: Kẻ đại cả tin

Chương 27: Hưởng theo nhu cầu

Chương 28: Ðồng lương tội ác

Chương 29: Người mới đến mới

Chương 30: Kẹo mừng hay phạt?

Chương 31: Ý tưởng xuất chúng của ai?

Chương 32: Kiện tụng

Chương 33: Kẻ giáo điều

Chương 34: Và ngược lại

Chương 35: Dâu phê

Chương 36: Ðại Diễn giả

Chương 37: Luật người thua

Chương 38: Hội Dân chủ

Chương 39: Kền kền, Hành khất, Kẻ Lừa đảo & Ðấng Quân vương

Chương 40: Miền Tự do

Lời kết

Lời cảm tạ và Ghi chú

Ðồng tác giả phần Bình luận

Các tài liệu nên đọc

Các tổ chức và websites nên tham khảo

Bảng chỉ dẫn

*

Về tác giả

Ken Schoolland hiện là Giáo sư Kinh tế và Khoa học Chính trị tại Đại học Hawaii Thái Bình Dương. Trước đó, ông là Giám đốc chương trình Đào tạo thạc sĩ khoa học nghiên cứu về thương mại Nhật Bản của Đại học Chaminade thuộc Honolulu và là Giám đốc chương trình Kinh doanh và Kinh tế học tại Đại học Hawaii Loa. Ông cũng là thành viên của Ban Điều hành Hiệp hội Quốc tế về Tự do cá nhân và là một hội viên Sam Walton trong tổ chức Students in Free Enterprise.

Nguồn: Ken Schooland, Gullible du ký: Trường ca Odyssey về Thị trường tự do, Ngô Thu Hương và Mai Huyền Chi dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội 2012