Thị trường & đạo đức

Thị trường & đạo đức

Cuốn sách này là lời biện minh về mặt đạo đức cho cái mà triết gia Robert Nozick gọi là “hành vi tư lợi giữa những người trưởng thành tự nguyện”. Nó nói về hệ thống hợp tác sản xuất và tự do trao đổi, được thực hiện chủ yếu bởi những hành động như thế.

MỤC LỤC

Dẫn nhập

PHẦN 1 - ĐỨC HẠNH CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Chương 1 - Phỏng vấn một doanh nhân

Chương 2 - Tự do và phẩm giá là nền tảng của thế giới hiện đại

Chương 3: Cạnh tranh và hợp tác

Chương 4: Chữa bệnh kiếm lời và động cơ của lòng trắc ẩn

Chương 5: Hai mươi ngộ nhận về thị trường (Phần 1) (Phần cuối)

PHẦN 2 - HỢP TÁC TỰ NGUYỆN VÀ LỢI ÍCH CÁ NHÂN

Chương 6: Nghịch lí của đức hạnh

Chương 7: Đạo lí của bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội thị trường

Chương 8: Adam Smith và huyền thoại về lòng tham

Chương 9: Ayn Rand và chủ nghĩa tư bản: Cuộc cách mạng về đạo đức

PHẦN 3 - SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI TÀI SẢN

Chương 10: Kinh tế thị trường và phân bố tài sản

Chương 11: Tự do chính trị cùng với tự do kinh tế làm cho những điều kì diệu của con người sinh sôi nảy nở

PHẦN 4 - TOÀN CẦU HOÁ

Chương 12: Chủ nghĩa tư bản và công lý

Chương Cuối: Cải thiện điều kiện sống của con người thông qua toàn cầu hóa

Nguồn: Tom G. Palmer (2012). Thị trường và đạo đức. NXB Tri Thức.  Phạm Nguyên Trường dịch; Đinh Tuấn Minh hiệu đính. Nguyên tác: The Morality Of Capitalism, Students For Liberty & Atlas Network, 2011.

 

GIỚI THIỆU

Thị trường và Đạo Đức - bản dịch tập hợp từ hai công trình The Morality of Capitalism: What Your Professors Won't Tell You (Tom G. Palmer chủ biên, Jameson Books, 2011) và Twenty Myths about Markets (Tom G. Palmer, Kenya, 2007) là lời biện minh cho một chủ nghĩa tư bản khác với thứ chủ nghĩa tư bản “người ăn thịt người” hay chủ nghĩa tư bản “ô dù”, là chủ nghĩa tư bản tôn vinh các giá trị sáng tạo, đổi mới, nhân bản. Với những lý lẽ ngắn gọn, rõ ràng, đầy sức thuyết phục về chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, cuốn sách chỉ ra thị trường tự do như con đường đúng đắn cho sự tiến bộ của xã hội, bởi thị trường tự do là nơi “đề cao lòng trung trực”.

Tác giả của những bài tiểu luận trong cuốn sách này là giám đốc điều hành một công ty lớn ở Hoa Kỳ, hay các nhà nghiên cứu, những cây viết đến từ Trung Quốc, Nga, châu Phi, Mỹ latin, Hoa Kỳ... Xuất phát từ vị trí và quan điểm của mình, mỗi tác giả đề cập đến một khía cạnh khác nhau của chủ nghĩa tư bản tiến bộ ấy: John Mackey trong bài phỏng vấn với Tom G. Palmer nói về quan điểm điều hành Whole Foods Market và lợi nhuận lâu dài, Deirdre N. McCloskey bàn về Tự do và Phẩm giá  - nền tảng của thế giới hiện đại, David Boaz về Cạnh tranh và hợp tác. Tác giả Mao Vu Thức từ Trung Quốc bàn về Nghịch lí của đức hạnh... Tom G. Palmer lại chỉ ra một cách rất chi tiết 20 ngộ nhận về Thị trường. Bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy một điều gì đó ở cuốn sách này.

Sau các cuốn Hayek, Cuộc đời và Sự nghiệp (Alan Ebenstein, 2007), Chủ nghĩa tự do của Hayek (Gilles Dostaler, 2008), Đường về nô lệ (F. Hayek, 2009), Gullible du ký: Trường ca Odyssey về Thị trường tự do (Ken Schoolland, 2012), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Đạo đức và Thị trường (Tom G. Palmer chủ biên) như một tài liệu tham khảo cần thiết về nhóm chủ đề thị trường, tự do, đạo lý.

Chúng tôi xin trân trọng lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Một vài quan điểm trong cuốn sách không trùng khớp với quan điểm của chúng tôi, tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi vẫn xin được giới thiệu đầy đủ đến bạn đọc. Rất mong bạn đọc cân nhắc khi tiếp nhận quan điểm của các tác giả với tinh thần phê phán cần thiết.