Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Tài liệu sách: File Audio File PDF

Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất 4%, đã giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn. Phân tích từ các nhóm doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Tóm tắt: 

Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất 4%, đã giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn. Phân tích từ các nhóm doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần có xu hướng sử dụng gói hỗ trợ lãi suất tốt hơn so với các khu vực sở hữu khác. Tuy nhiên, phân tích cũng từ nhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy tác động của gói hỗ trợ kinh tế đối với doanh nghiệp không thực sự lớn. Mức chênh lệch về số lao động được thuê trước và sau khi có chương trình hỗ trợ lãi suất là tương đối nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản hoặc thuộc loại doanh nghiệp có quy mô vừa thì có xu hướng tăng số lao động hơn là tăng đầu tư cho sản xuất hoặc mua sắm máy móc, thiết bị. Điều này hàm ý rằng gói hỗ trợ lãi suất chỉ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động ngắn hạn mà không có tác dụng hỗ trợ trong dài hạn.

Nhận định này được củng cố bởi phân tích từ các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp trong mẫu phân tích có xu hướng vay vốn ngắn hạn để tăng vốn lưu động nhằm khai thác cơ sở sản xuất hiện có hơn là đầu tư mở rộng. Vốn dành cho sản xuất có xu hướng tăng chậm dần theo các quý. Trong khi đó, vốn dành cho các tài sản đầu cơ lại có xu hướng tăng dần. Điều này ngụ ý rằng một phần của các khoản vay ưu đãi đã được sử dụng cho các mục đích khác chứ không phải cho đầu tư mới.

Chú thích: Một phiên bản khác của Báo cáo này đã được đăng trên Asian Economic Journal, "Effect of Interest Rate Subsidies on Firm Performance and Investment Behavior during Economic Recession: Evidence from Vietnam", Vol. 27 No. 2, 185–207