[Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại - Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói] - Chương VIII: Không Phải Trên Lãnh Địa Của Chúng Ta - Các Rào Cản Phát Triển (Phần 5)

[Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại - Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói] - Chương VIII: Không Phải Trên Lãnh Địa Của Chúng Ta - Các Rào Cản Phát Triển (Phần 5)

TÌNH TRẠNG LẠC HẬU KÉO DÀI

Cuộc Cách mạng công nghiệp tạo ra một thời điểm quyết định giúp biến đổi cả thế giới trong suốt thế kỷ 19 và về sau: những xã hội cho phép và có động cơ khuyến khích dân chúng đầu tư vào công nghệ mới có thể tăng trưởng nhanh chóng. Nhưng nhiều nơi trên thế giới không thể làm được điều đó, hay công khai quyết định không làm điều đó. Những quốc gia có các thể chế chính trị và kinh tế mang tính chiếm đoạt đã không tạo ra các động cơ khuyến khích này. Tây Ban Nha và Ethiopia cho ta ví dụ về sự kiểm soát chuyên chế của các thể chế chính trị và các thể chế kinh tế chiếm đoạt đã làm thui chột các động cơ kinh tế từ lâu trước khi buổi bình minh của thế kỷ 19 bắt đầu ló dạng. Hậu quả cũng tương tự ở các chế độ chuyên chế khác như ở Áo-Hung, nước Nga, Đế chế Ottoman và Trung Quốc, mặc dù trong những trường hợp này, những người cai trị, do lo sợ sự phá hủy sáng tạo, chẳng những không khuyến khích tiến bộ kinh tế mà còn thực hiện những biện pháp công khai để ngăn chặn sự mở mang công nghiệp và du nhập các công nghệ mới dẫn đến công nghiệp hóa.

Chủ nghĩa chuyên chế không phải là hình thức duy nhất của các thể chế chính trị chiếm đoạt và không phải là yếu tố duy nhất cản trở công nghiệp hóa. Các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp đòi hỏi phải có một mức độ tập trung hóa chính trị nào đó để nhà nước có thể thực thi luật pháp và trật tự, giữ vững các quyền sở hữu, và khuyến khích hoạt động kinh tế khi cần thiết thông qua đầu tư vào các dịch vụ công. Thế nhưng thậm chí ngày nay, ở nhiều quốc gia, như Afghanistan, Haiti, Nepal và Somalia, nhà nước vẫn không thể duy trì trật tự cơ bản nhất, và các động cơ kinh tế hầu như bị phá hủy. Trường hợp Somalia minh họa cho cách thức tiến bộ công nghiệp hóa đã bỏ qua những xã hội này như thế nào. Người ta đã chống đối sự tập trung chính trị với cùng một lý do như các chế độ chuyên chế đã chống lại sự thay đổi: người ta sợ rằng sự thay đổi sẽ tái phân phối quyền lực chính trị từ những người thống lĩnh hiện nay sang các cá nhân và các nhóm mới. Vì thế, cũng hệt như chủ nghĩa chuyên chế ngăn chặn các phong trào tiến tới chủ nghĩa đa nguyên và thay đổi kinh tế, giới quyền thế truyền thống và các thị tộc chi phối trong những xã hội không có nhà nước tập quyền cũng nghệ mới có thể tăng trưởng nhanh chóng. Nhưng nhiều nơi trên thế giới không thể làm được điều đó, hay công khai quyết định không làm điều đó. Những quốc gia có các thể chế chính trị và kinh tế mang tính chiếm đoạt đã không tạo ra các động cơ khuyến khích này. Tây Ban Nha và Ethiopia cho ta ví dụ về sự kiểm soát chuyên chế của các thể chế chính trị và các thể chế kinh tế chiếm đoạt đã làm thui chột các động cơ kinh tế từ lâu trước khi buổi bình minh của thế kỷ 19 bắt đầu ló dạng. Hậu quả cũng tương tự ở các chế độ chuyên chế khác như ở Áo-Hung, nước Nga, Đế chế Ottoman và Trung Quốc, mặc dù trong những trường hợp này, những người cai trị, do lo sợ sự phá hủy sáng tạo, chẳng những không khuyến khích tiến bộ kinh tế mà còn thực hiện những biện pháp công khai để ngăn chặn sự mở mang công nghiệp và du nhập các công nghệ mới dẫn đến công nghiệp hóa.

Chủ nghĩa chuyên chế không phải là hình thức duy nhất của các thể chế chính trị chiếm đoạt và không phải là yếu tố duy nhất cản trở công nghiệp hóa. Các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp đòi hỏi phải có một mức độ tập trung hóa chính trị nào đó để nhà nước có thể thực thi luật pháp và trật tự, giữ vững các quyền sở hữu, và khuyến khích hoạt động kinh tế khi cần thiết thông qua đầu tư vào các dịch vụ công. Thế nhưng thậm chí ngày nay, ở nhiều quốc gia, như Afghanistan, Haiti, Nepal và Somalia, nhà nước vẫn không thể duy trì trật tự cơ bản nhất, và các động cơ kinh tế hầu như bị phá hủy. Trường hợp Somalia minh họa cho cách thức tiến bộ công nghiệp hóa đã bỏ qua những xã hội này như thế nào. Người ta đã chống đối sự tập trung chính trị với cùng một lý do như các chế độ chuyên chế đã chống lại sự thay đổi: người ta sợ rằng sự thay đổi sẽ tái phân phối quyền lực chính trị từ những người thống lĩnh hiện nay sang các cá nhân và các nhóm mới. Vì thế, cũng hệt như chủ nghĩa chuyên chế ngăn chặn các phong trào tiến tới chủ nghĩa đa nguyên và thay đổi kinh tế, giới quyền thế truyền thống và các thị tộc chi phối trong những xã hội không có nhà nước tập quyền cũng vậy. Hậu quả là, những xã hội không có sự tập trung hóa nhà nước vào thế kỷ 18 và 19 ở vào tình thế hết sức bất lợi trong thời đại công nghiệp.

Trong khi các hình thức khác nhau của thể chế chiếm đoạt, từ chủ nghĩa chuyên chế cho đến nhà nước không có quyền lực tập trung, đều không thể tranh thủ lợi thế của sự mở mang công nghiệp, thì thời điểm quyết định của cuộc Cách mạng công nghiệp đã có những ảnh hưởng rất khác ở các vùng khác trên thế giới. Như chúng ta sẽ thấy trong chương 10, những xã hội đã thực hiện các biện pháp hướng tới các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp như Hoa Kỳ và Úc, và những xã hội mà chủ nghĩa chuyên chế bị thách thức nghiêm trọng, như Pháp và Nhật Bản, đã tranh thủ lợi thế của các vận hội kinh tế mới này và bắt đầu một quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Như vậy, mô thức tương tác thông thường giữa thời điểm quyết định và sự khác biệt thể chế hiện hữu dẫn đến sự phân hóa thể chế chính trị và kinh tế sâu xa hơn đã một lần nữa bộc lộ vào thế kỷ 19, và lần này thậm chí còn có những ảnh hưởng lớn lao hơn và cơ bản hơn đối với sự thịnh vượng và đói nghèo của các quốc gia.

Phía bắc hàng rào: Nogales, Arizona, Hoa Kỳ

Jim West/imagebroker. net/Photolibrary

Phía nam hàng rào: Nogales, Sonora, Mexico

Jim West/age fotostock/Photolibrary

Kết quả của sân chơi bình đẳng: Bằng sáng chế bóng đèn điện năm 1880 của Thomas Edison

Cục lưu trữ bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại; Nhóm lưu trữ 241; Tư liệu Quốc gia

Những kẻ thua cuộc kinh tế từ phá hủy sáng tạo: phong trào đập phá máy móc (Luddite) đầu thế kỷ 19 ở Anh

Mary Evans Picture Library/Tom Morgan

Hậu quả của việc thiếu vắng hoàn toàn sự tập trung chính trị ở Somalia

REUTERS/Mohamed Guled/Landov

Những kẻ kế thừa quyền lợi của thể chế chiếm đoạt ở Congo - Vua Kongo

© CORBIS

Vua Leopold II

The Granger Collection NY

Joseph-Desire Mobutu

© Richard Melloul/Sygma/ CORBIS

Laurent Kabila

© Reuters/CORBIS

Cách mạng Vinh quang: William III của Orange đọc Bộ luật Dân quyền trước khi được quốc hội trao vương miện của nước Anh

After Edgar Meville Ward/The Bridgeman Art Library/Getty Images

Nạn dịch hạch ở thế kỷ 14 tạo ra một bước ngoặt then chốt (Bức tranh về Cái chết Đen The Triumph of Death của Brueghel the Elder)

The Granger Collection, NY

Người hưởng lợi từ cải cách thể chế: Vua Kuba

Eliot Elisofon/Time & Life Pictures/Getty

Sự xuất hiện của hệ thống thứ bậc và bất bình đẳng trước thời kỳ canh tác nông nghiệp: đồ cải táng của quý tộc Natufian

http://en.wikipedia.Org/wiki/File:Natufian-Burial-EIWad.jpg

Gia tăng chiếm đoạt: Lao động ở Trại cải tạo lao động Gulag thời Xô viết xây dựng kênh đào Biển Trắng

SOVFOTO

Nước Anh tụt hậu rất xa: phế tích Đế chế La Mã tại Vindolanda

Ảnh do Vindolanda Trust và Adam Standford cung cấp

Cải cách, cốt lõi của tăng trưởng kinh tế dung hợp: động cơ hơi nước của James Watt The Granger Collection, NY

The Granger Collection, NY

Nhà máy bông đầu tiên của Arkwright tại Cromtord.

Thay đổ về cơ cấu tổ chức, một kết quả của thể chế dung hợp: nhà máy của Richard Arkwright tại Cromford

The Granger Collection, NY

Kết quả của tăng trưởng không bền vững do chiếm đoạt: Tàu của Trịnh Hòa bên cạnh con tàu Santa Maria của Columbus

Gregory A. Harlin/Tư liệu địa lý quốc gia

Toàn cảnh nhìn từ trên xuống về nền kinh tế đối ngẫu ở Nam Phi: nghèo đói ở Transkei, thịnh vượng ở Natal

Roger de la Harpe/Africa Imagery

Kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp: bão tố ở ngục Bastile

Bridgerman-Giraudon/Art Resource, NY

Thách thức của thể chế dung hợp: Standard Oil Company

Ban Ấn phẩm và hình ảnh Thư viện Quốc hội Washington, D.C

Phá hủy không sáng tạo: ga xe lửa Hasting bị bỏ phế trên đường đến Bo ở Sierra Leone

© Matt Stephenson: www.itsayhere.org

Thể chế chiếm đoạt ngày nay: lao động trẻ em trên cánh đồng bông ở Uzbekistan

Environment Justice Foundation, www.ejfoundation.org

Phá khuôn: ba thủ lĩnh Tswana trên đường đến Luân Đôn

Ảnh: Willoughby, do Cục lưu trữ và tư liệu quốc gia Bostwana cung cấp

Phá khuôn: Rosa Parks thách thức thể chế chiếm đoạt ở miền nam Hoa Kỳ

The Granger Collection, NY

Các thể chế chiếm đoạt hủy hoại trẻ em:

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc với “đàn áp trí thức”

Weng Rulan, 1967, IISH Collection, Viện Quốc tế về Lịch sử Xã hội (Amsterdam)

Nguồn: Daron Acemoğlu, James A. Robinson (2012). Vì Sao Các Quốc Gia Thất Bại. Trần Thị Kim Chi dịch, Vũ Thành Tự Anh hiệu đính. NXB Trẻ. Nguyên tác: Why Nations Fail (2012)

Dịch giả:
Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính:
Vũ Thành Tự Anh