Nhà nước và kinh doanh

Nhà nước và kinh doanh

Tài liệu sách: File Audio File PDF

Với tiêu đề ”Nhà nước và kinh doanh”, tài liệu này trình bày các kết quả nghiên cứu được tiến hành thời gian qua tập trung phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh doanh, hướng vào ba nội dung chủ yếu: (1) Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, (2) Tái cấu trúc đầu tư công và (3) Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

DẪN NHẬP

Theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, Nhà nước đứng ra đảm lãnh trách nhiệm tổ chức toàn bộ xã hội, thực hiện việc quản lý và điều hành toàn bộ nền kinh tế vận động theo một cơ chế thống nhất. Xét từ khía cạnh vai trò của Nhà nước thì đặc trưng nổi bật của cơ chế tập trung quan liêu, hành chính bao cấp trước đây là tuyệt đối hoá vai trò quản lý của Nhà nước và phủ nhận vai trò điều tiết của thị trường.

Sự tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước được thể hiện trên một số mặt chủ yếu. Một là, tuyệt đối hoá vai trò của sở hữu nhà nước, đồng nhất sở hữu nhà nước với chủ nghĩa xã hội, nôn nóng muốn xoá bỏ sở hữu tư nhân, cá thể. Hai là, tuyệt đối hoá vai trò đầu tư nhà nước; Nhà nước gần như là chủ thể kinh tế duy nhất thực hiện đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế mới, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật, nắm độc quyền ngân hàng, nắm độc quyền ngoại thương; không huy động được nguồn vốn trong nhân dân và các chủ thể kinh tế khác để đầu tư phát triển kinh tế. Ba là, Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh tế vi mô, trong khi các đơn vị kinh tế cơ sở chỉ thừa hành một cách thụ động mọi mệnh lệnh từ trên xuống nhằm mục đích thực hiện kế hoạch được giao, không cần quan tâm đến cung-cầu, thị hiếu người tiêu dùng và biến động của giá cả trên thị trường. Bốn là, Nhà nước quản lý thị trường chủ yếu bằng các biện pháp hành chính, hạn chế các loại thị trường phát triển và phát huy tác dụng.

Thực tế đã cho thấy cơ chế đó không có hiệu quả, trong nhiều trường hợp là cơ chế bất khả thi. Nhận thức được những mặt hạn chế của cơ chế cũ, Việt nam đã kịp thời đổi mới, chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu nhằm định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế, đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Với tiêu đề ”Nhà nước và kinh doanh”, tài liệu này trình bày các kết quả nghiên cứu được tiến hành thời gian qua tập trung phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh doanh, hướng vào ba nội dung chủ yếu: (1) Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, (2) Tái cấu trúc đầu tư công và (3) Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.