Một phân tích kinh tế về chủ nghĩa can thiệp

Một phân tích kinh tế về chủ nghĩa can thiệp

Cuốn sách Chủ nghĩa can thiệp này được hoàn thành vào năm 1940, trước khi Mĩ chính thức tham gia vào Thế chiến II. Trong tác phẩm này, Mises đưa ra một góc nhìn sâu sắc hiếm thấy về các nền kinh tế trong chiến tranh, cụ thể là Đức Quốc xã thời Hitler và Phát xít Ý thời Mussolini. Ông cũng phê bình các Chính phủ Đồng minh trước thời Thế chiến II, coi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa can thiệp là vượt trội hơn so với các phương pháp sản xuất của chủ nghĩa tư bản.

Trích Lời tựa của tác giả:

“Tiểu luận này là một tác phẩm kinh tế học và vì vậy, nó không quan tâm đến những khía cạnh luật pháp và hiến pháp về chủ đề này. Vai trò của luật pháp và hiến pháp dẫn đến các biện pháp can thiệp chỉ là thứ yếu. Chúng được thiết lập để phục vụ con người chứ không phải để cai trị con người. Chúng cần phải được xây dựng và diễn giải theo cách để giúp cho mọi người dân của quốc gia được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế. Nếu mục tiêu này thất bại, các bộ luật cũng như cách diễn giải chúng buộc phải thay đổi” - Ludwig von Mises, Lời tựa cho cuốn sách Một phân tích kinh tế về chủ nghĩa can thiệp

Mục lục

Lời nhà xuất bản

Lời giới thiệu 

Tựa của tác giả 

Dẫn nhập

1. Vấn đề đặt ra 

2. Chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường 

3. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa 

4. Nhà nước tư bản chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 

5. Nhà nước theo chủ nghĩa can thiệp 

6. Kêu gọi cải cách đạo đức 

I. Can thiệp bằng biện pháp hạn chế

1. Bản chất của các biện pháp hạn chế 

2. Chi phí và lợi ích của các biện pháp hạn chế 

3. Biện pháp hạn chế là một loại đặc quyền 

4. Biện pháp hạn chế là một loại phí tổn 

II. Can thiệp bằng cách kiểm soát giá cả

1. Lựa chọn luật pháp hay quy luật kinh tế 

2. Phản ứng của thị trường 

3. Tiền lương tối thiểu và thất nghiệp 

4. Hậu quả chính trị của thất nghiệp 

III. Lạm phát và chính sách mở rộng tín dụng

1. Lạm phát

2. Mở rộng tín dụng 

3. Kiểm soát ngoại hối

4. Hiện tượng tháo chạy vốn và vấn đề “tiền nóng”

IV. Sung công và trợ cấp

1. Sung công 

2. Việc huy động ngân sách cho chi tiêu công 

3. Những công trình công cộng phi lợi nhuận 

4. Nghiệp chủ “vị tha”

V. Chủ nghĩa đoàn thể và chủ nghĩa công đoàn

1. Chủ nghĩa đoàn thể 

2. Chủ nghĩa công đoàn 

VI. Nền kinh tế thời chiến

1. Chiến tranh và nền kinh tế thị trường 

2. Chiến tranh toàn diện và Chủ nghĩa xã hội thời chiến 

3. Nền kinh tế thị trường và quốc phòng 

VII. Những hậu quả kinh tế, xã hội và chính trị của chủ nghĩa can thiệp

1. Những hậu quả kinh tế 

2. Chính quyền nghị viện và chủ nghĩa can thiệp 

3. Tự do và hệ thống kinh tế 

4. Sự ảo tưởng vĩ đại

5. Khởi nguồn chiến thắng của Hitler

VIII. Kết luận

Tài liệu tham khảo 

Các dịch giả  

Về tác giả

Ludwig von Mises (1881-1973) là một trong những nhà kinh tế học và chính trị học nổi bật nhất thế kỉ XX. Ông là người đứng đầu, đồng thời là người củng cố và hệ thống hoá Trường phái kinh tế học Áo. Các tác phẩm nổi bật của ông gồm: The Theory of Money and Credit (1912, 1953); Socialism: An Economic and Sociological Analysis (1922, 1932, 1951); Liberalismus (1927, 1962), Bureaucracy (1944, 1962); Human Action: A Treatise on Economics (1949, 1963, 1966, 1996); Planning for Freedom (1952, 1962, 1974, 1980); Theory and History: An Interpretation of Social and Economic Evolution (1957)

Cuộc đời và sự nghiệp của Ludwig von Mises trải dài từ năm 1881 đến năm 1973. Ông sinh trưởng tại đế quốc Áo-Hung ở châu Âu lục địa và là người phát ngôn nổi bật trong nhiều năm của trường phái kinh tế học sau này được gọi là trường phái kinh tế học Áo. Trường phái lí thuyết này không giống với các trường phái kinh tế học khác ở chỗ nó không quan tâm đến những đại lượng gộp, những con số lớn hay những số liệu trong quá khứ.

Nguồn: Ludwig von Mises, Một phân tích kinh tế về chủ nghĩa can thiệp, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội 2014