Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất

Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất

Tài liệu sách: File Audio File PDF

“Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2018. Chủ đề xuyên suốt của báo cáo liên quan tới vấn đề năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với quan điểm cho rằng, cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam.

“Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2018. Chủ đề xuyên suốt của báo cáo liên quan tới vấn đề năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với quan điểm cho rằng, cần phải hiểu rõ hơn thị trường lao động để lý giải chất lượng nguồn nhân lực và tiến trình năng suất tại Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2017: Tăng trưởng ngoạn mục

Nền kinh tế Việt Nam trải qua năm 2017 phục hồi tốt, cùng với những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,81%, vượt qua chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra nhờ hai quý nửa sau của năm tăng trưởng cao (lần lượt là 7,46% và 7,65%). Mức tăng cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 có được nhờ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực hơn so với năm 2016.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau năm 2016 gia tăng liên tục. Tính tới tháng 12/2017, CPI tăng 2,60% so với cùng kỳ năm 2016. Lạm phát lõi có xu hướng giảm và giữ ổn định từ tháng 5/2017, phần nào thể hiện chính sách điều tiết cung tiền thận trọng của Ngân hàng nhà nước.

Thâm hụt ngân sách ở mức 3,49%, thấp nhất trong 4 năm qua nhờ hoạt động thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, và một phần do giải ngân đầu tư công chậm. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định Thương mại tự do FTA, dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu được điều chỉnh giảm dần qua các năm như một phần trong cam kết của các Hiệp định. Cùng với sự suy giảm tỷ trọng thu từ dầu thô, Chính phủ buộc phải tăng các nguồn thu nội địa khác. Nợ công tuy đã giảm trong năm 2017 về mức 62,6%, nhưng vẫn rất gần ngưỡng trần 65%. Nếu không kiểm soát tốt nợ nước ngoài và cân đối ngân sách, trần nợ công có nguy cơ bị phá vỡ trong thời gian tới và Việt Nam sẽ lún sâu vào nợ nần trước khi kinh tế kịp cất cánh.

Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017 với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt 400 tỷ USD. Nhập khẩu tăng mạnh trong nửa đầu năm khiến cán cân thương mại thâm hụt 2,7 tỷ USD. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu trong nửa sau năm đã kéo cán cân cả năm thặng dư 2,67 tỷ USD.

Tín dụng của Việt Nam cuối năm 2017 đã ở mức khoảng 135% GDP, tiến gần tới mức của thời kỳ bất ổn trước đó, do đó có thể dẫn tới rủi ro đối với cân đối tài chính của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ M2/GDP của năm 2017 đã đạt mức khoảng 165%, cao hơn khá nhiều so với 146% của năm 2016. Điều này cho thấy Ngân hàng nhà nước cần bắt đầu thận trọng với tốc độ tăng cung tiền vì có khả năng dẫn tới bùng phát lạm phát trong thời gian tới khi các ảnh hưởng trễ phát huy tác dụng [...]

Nguồn: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 6/2018