[Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển] - Phụ lục Chương 2

[Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển] - Phụ lục Chương 2

PHỤ LỤC Chương 2

Bảng A2.1. Đặc điểm của các dạng quy tắc tài khóa

Quy tắc

Tích cực

Tiêu cực

Quy tắc nợ

- Liên kết trực tiếp đến tính bền vững nợ

- Dễ dàng truyền đạt và kiểm soát

- Không đưa ra hướng dẫn triển khai rõ ràng trong ngắn hạn do ảnh hưởng của chính sách đến tỷ lệ nợ là không tức thì và bị giới hạn.

- Không có yếu tố ổn định kinh tế (có thể thuận theo chu kì)

- Có thể đáp ứng được quy tắc bằng các biện pháp tạm thời (chẳng hạn các giao dịch dưới chuẩn)

- Nợ có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ

Quy tắc cân bằng ngân sách

- Hướng dẫn triển khai rõ ràng

- Có quan hệ chặt chẽ với tính bền vững nợ

- Dễ dàng truyền đạt và kiểm soát

- Không có chức năng ổn định kinh tế

- Mục tiêu cân bằng chính yếu bị ảnh hưởng bởi sự phát triển nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ

 

Quy tắc cân bằng ngân sách cơ cấu

- Hướng dẫn triển khai rõ ràng

- Có quan hệ chặt chẽ với tính bền vững nợ

- Có chức năng ổn định kinh tế (nghĩa là, có cân nhắc đến các cú sốc kinh tế) 

- Cho phép cân nhắc cả các nhân tố tạm thời và thứ chỉ xảy ra một lần

- Hiệu chỉnh chu kỳ là rất phức tạp, đặc biệt ở những nước đang tiến hành thay đổi cơ cấu

- Cần định rõ trước các nhân tố tạm thời và chỉ xảy ra một lần để phòng tránh việc sử dụng tùy tiện

- Sự phức tạp làm cho khó truyền đạt và kiểm soát

Quy tắc chi tiêu

- Hướng dẫn triển khai rõ ràng

- Dùng cho ổn định kinh tế

- Cho phép kiểm soát qui mô chính phủ

- Tương đối dễ dàng truyền đạt và kiểm soát

- Không có quan hệ trực tiếp với tính bền vững nợ do không có ràng buộc về phía thu ngân sách

- Có thể dẫn tới thay đổi không mong muốn trong sự phân bổ chi tiêu nếu, vì mục đích thỏa mãn ràng buộc về mức trần, phải chuyển hướng chi tiêu sang các khoản mục khác không bị ràng buộc bởi quy tắc

Quy tắc thu

- Cho phép kiểm soát quy mô chính phủ

- Cải thiện việc quản lý và chính sách thu ngân sách

- Có thể ngăn chặn hành vi chi tiêu thuận chu kỳ (những quy tắc ràng buộc việc sử dụng các khoản thu ngân sách bất thường)

- Không có quan hệ trực tiếp đến tính bền vững nợ do không có rang buộc về phía thu ngân sách (trừ những quy tắc ràng buộc việc sử dụng các khoản thu bất thường)

- Không có chức năng ổn định kinh tế (có thể thuận theo chu kì)

Nguồn: Bảng 1, Schaechter và cộng sự (2012)

Bảng A2.2. Các quy tắc tài khóa với các điều khoản thoát quy

Quốc gia và thời điểm áp dụng

Thảm họa tự nhiên

Suy thoái kinh tế

Kế hoạch đảm bảo an ninh hệ thống ngân hàng

Thay đổi chính phủ

Thay đổi mức ngân sách

Khác, ngoài sự kiểm soát của chính phủ

Cơ chế bỏ phiếu được định rõ

Quá trình chuyển tiếp được định rõ

Brazil (từ 2000)

 

×

×

 

 

 

 

×

 

Colombia (từ 2011)

 

 

×

 

 

 

×

 

 

Đức (từ 2010)

 

×

×

 

 

 

×

×

×

Jamaica (từ 2010)

×

×

 

 

 

×

 

 

Mauritius (từ 2008)

×

×

 

 

 

×

 

 

Mexico (từ 2006)

 

×

 

 

 

 

 

 

Panama (từ 2008)

×

×

 

 

 

×

 

×

Peru (từ 2000)

×

×

 

 

 

×

 

×

Romania (từ 2010)

 

×

 

×

×

×

 

×

Slovakia (từ 2012)

×

×

×

 

 

×

 

 

Tây Ban Nha (từ 2002)

×

×

 

 

 

×

×

×

Thụy Điển (từ 2003)

×

×

 

 

 

×

×

×

Khu vực EU (từ 2005)

 

 

 

 

 

 

 

×

WAEMU (từ 2000)

 

×

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Bảng 5, Schaechter và cộng sự (2012).

Bảng A2.3. Một số ủy ban tài khóa trên thế giới

Đan Mạch: Hội đồng Kinh tế thành lập năm 1962 có trách nhiệm lập các báo cáo và đưa ra dự báo về kinh tế trên một loạt các vấn đề, trong đó bao gồm CSTK.

Hà Lan: Cơ quan Kế hoạch Trung ương (Central Planning Bureau - CPB) của Hà Lan có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và đánh giá các kế hoạch ngân sách. Cơ quan này có phạm vi hoạt động rộng, bao gồm việc đưa ra các dự báo độc lập về ngân sách và kinh tế vĩ mô cũng như phân tích chính sách.

Ireland: Hội đồng tư vấn Tài khóa Ireland được thành lập năm 2011. Cơ quan này đánh giá độc lập các đề án về ngân sách và kinh tế vĩ mô của chính phủ, đồng thời đánh giá mức tiến triển của chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu ngân sách và mức độ phù hợp với các quy định tài khóa.

Thụy Điển: Hội đồng Tài khóa Thụy Điển đánh giá mức độ minh bạch của ngân sách, chất lượng của các dự báo do chính phủ đưa ra cũng như các mô hình được sử dụng để đưa ra dự báo.

Vương quốc Anh: Cơ quan chịu trách nhiệm về ngân sách (Office for Budget Responsibility - OBR) đưa ra các dự báo về các vấn đề tài chính công và kinh tế, đánh giá tiến triển dựa trên các mục tiêu tài khóa của chính phủ. Cơ quan này đồng thời đánh giá tính bền vững dài hạn của các vấn đề tài chính công cũng như xem xét mức dự toán của các giải pháp ngân sách.

Hoa Kỳ: Cơ quan Ngân sách của Nghị viện Hoa Kỳ (The United States Congressional Budget Office - CBO) có chức năng đưa ra các phân tích phi đảng phái và phân tích các mục tiêu nhằm hỗ trợ các quyết định liên quan đến ngân sách và kinh tế.

Nguồn: Schaechter và cộng sự (2012).

Bảng 2.4. Một số ngưỡng cảnh báo đối với một số chỉ tiêu chọn lọc

TT

Tên chỉ tiêu

Ngưỡng/chuẩn mực

Nguồn

Ghi chú

1

Thâm hụt cán cân vãng lai

* 3% GDP đối với các nước phát triển (Hiệp định Ổn định và Tăng trưởng của EU).

* 5% đối với các nước đang phát triển.

Deutsche Bank Research (DBR) (2011)1

Có quy tắc đơn giản: mức thâm hụt CCVL phải bằng 0,6 lần tăng trưởng GDP danh nghĩa (DBR 2011).

2

Dự trữ ngoại hối

* Lượng dự trữ ngoại hối tối ưu nên tương đương giá trị 6 tháng nhập khẩu, tối thiểu phải tương đương giá trị 3 tháng nhập khẩu.

* Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền tệ M2 từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối.

Laurens và Piedra (1998)

Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền tệ M2 cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của NHTƯ.

3

Nợ công và nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh

* Ngưỡng chung của IMF (đối với nợ công và nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh):

- Giá trị hiện tại (PV) của nợ công không vượt quá 50% GDP, 200% giá trị xuất khẩu, 300% giá trị thu ngân sách nhà nước;

- Giá trị trả lãi (phục vụ nợ) không quá 25% giá trị xuất khẩu, 35% thu NSNN.

* Nợ công không quá 60% GDP (theo Hiệp ước Maathrix giữa các nước EU).

* Không quá 40% GDP đối với các nước mới nổi và đang phát triển (theo mức trung bình gần đây).

DBR (2011); Chowdhury và Iyanatul (2010); Benedict Bingham (2010); International Development Association và IMF (2010), IMF (2009); Raj Nallari (2006)

Vượt các ngưỡng này, nợ công/nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh có thể tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế, nhất là khả năng trả nợ (Đường cong Laffer trả nợ hay chữ U ngược).

Các ngưỡng này có vấn đề song chưa được thay thế.

4

Thâm hụt ngân sách

* Không vượt quá 5% GDP (đối với các nước đang phát triển và chuyển đổi) và 3% đối với các nước phát triển (EU: bắt buộc, các nước Đông Âu và cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây tự chọn làm ngưỡng cho mình).

DBR (2011) và nhiều nguồn khác.

 

5.

Cơ cấu luồng vốn quốc tế

Tỷ lệ an toàn của đầu tư gián tiếp (portfolio) bằng trái phiếu, chứng khoán... khi tỷ lệ này không lớn hơn 20%. Đối với tỷ lệ nợ ngắn hạn nên hạn chế dưới 30% tổng số vay.

Laurens và Piedra (1998) và các nguồn khác.

 

6

Lạm phát

* Nghiên cứu 88 nước (trong đó có Ấn Độ) cho thấy mức lạm phát cao hơn ngưỡng 8% có tác động tiêu cực làm giảm tăng trưởng kinh tế.

* Đối với các nước thành viên EU: mức lạm phát không được cao hơn 1,5 điểm phần trăm so với mức lạm phát trung bình của ba thành viên có mức lạm phát thấp nhất.

Kannan R. và Himanshu Joshi (1998)

DBR (2011)

 

Nghiên cứu của Kannan R. và Himanshu Joshi (1998) đối với giai đoạn 1970-90.

7

Lãi suất dài hạn

* Các thành viên EU: Mức lãi suất danh nghĩa dài hạn phải không cao hơn 2 điểm phần trăm so với mức lạm phát trung bình của ba thành viên có mức lạm phát thấp nhất; cao nhất là 6%/năm.

 

 

8

Biến động tỷ giá

 

* Các nước EU: Tỷ giá thực hữu hiệu không cao hơn 1,5 điểm phần trăm so với mức tăng hàng năm trong chi phí lao động danh nghĩa.

DBR (2011)

 

Nguồn: Tổng hợp từ Võ Trí Thành và cộng sự (2013).

Bảng A2.5. Quy định mức trần nợ công của Việt Nam

 

Nghị quyết

số 10/2011/QH

Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia

 

2015

2011-2020

2021-2030

Nợ công/GDP

<65%

<65%

<60%

Nợ chính phủ/GDP

<50%

<55%

<50%

Nợ nước ngoài/GDP

<50%

<50%

<45%

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/tổng thu ngân sách

 

<25%

 

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/giá trị xuất khẩu hàng hóa

 

<25%

 

Tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối

 

<50%

 

Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ Nghị quyết số 10/2011/QH Quốc hội và Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

Bảng A2.6. Quy định giới hạn thâm hụt ngân sách và thu thuế phí của Việt Nam (% GDP)

 

 

 

 

Nghị quyết về dự toán NSNN hàng năm của QH

Nghị quyết số10/2011/QH

Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Sau 2020

Thâm hụt ngân sách nhà nước

=5% (2006-2008)

=4,82% (2009)

=6,2% (2010)

<4,5% vào năm 2015 (tính cả trái phiếu chính phủ)

 

Khoảng 4%

 

Khoảng 3%

Tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách

21 - 22%

22%-23%

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ Nghị quyết số 10/2011/QH Quốc hội, Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, và Dự toán ngân sách hàng năm.

Bảng A2.7. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 1989-4/2016

Mốc thời gian

Cơ chế áp dụng

Đặc điểm chế độ tỷ giá trong thực tế

Trước 1989

Cơ chế nhiều tỷ giá

- Ba tỷ giá chính thức.

- Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với các tỷ giá của nhà nước (cho tới thời điểm báo cáo).

1989-1990

Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands)

- Tỷ giá chính thức được thống nhất (OER).

- OER được NHNN điều chỉnh dựa trên các tín hiệu lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, và tỷ giá thị trường tự do.

- Các ngân hàng thương mại được phép thiết lập tỷ giá giao dịch trong biên độ +/-5%.

- Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ.

1991-1993

Neo tỷ giá trong biên độ (pegged exchange rate within horizontal bands)

- Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ chặt chẽ hơn; hạn chế mang tiền ra khỏi biên giới.

- Thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức để ổn định tỷ giá.

- Thành lập hai sàn giao dịch ngoại tệ ở Tp. HCM và HN.

- OER được hình thành dựa trên các tỷ giá đấu thầu tại hai sàn; NHNN can thiệp mạnh vào giao dịch trên hai sàn.

- Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động thấp hơn 0,5% OER công bố.

1994-1996

Cơ chế tỷ giá neo cố định (conventional fixed peg arrangement)

- Thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình thành thay thế cho hai sàn giao dịch tỷ giá; NHNN tiếp tục can thiệp mạnh vào giao dịch trên thị trường này.

- OER được hình thành và công bố dựa trên tỷ giá liên ngân hàng.

- Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động trong biên độ +/-0,5% OER công bố. Đến cuối năm 1996, biên độ được nới rộng từ thấp hơn +/-0,5% lên +/-1% (tháng 11/2006).

- OER được giữ ổn định ở mức 11.100 VND/USD.

1997-1998

Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands)

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại so với OER được nới rộng từ +/-1% lên +/-5% (02/1997) và từ +/-5% lên +/-10% (13/10/1997) và sau đó được điều chỉnh xuống không quá 7% (07/08/1998).

- OER được điều chỉnh lên 11.800 VND/USD (16/02/1998) và 12.998 VND/USD (07/08/1998).

1999-2000

Cơ chế tỷ giá neo cố định (conventional fixed peg arrangement)

- OER công bố là tỷ giá dựa trên tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước (28/02/1999).

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm xuống không quá 0,1%.

- OER được giữ ổn định ở mức 14.000 VND/USD.

2001-2007

Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh (crawling peg)

- OER được điều chỉnh dần từ mức 14.000 VND/USD năm 2001 lên 16.100 VND/USD năm 2007.

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức +/-0,25% (từ 01/07/2002 đến 31/12/2006) và +/-0,5% năm 2007.

2008-2015

Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands)

- OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100 VND/USD vào đầu năm 2008 lên mức khoảng 21.900 vào cuối năm 2015.

- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh nhiều lần lên mức +/-0,75% (từ 23/12/2007 đến 09/03/2008), +/-1 (10/3/2008 đến 25/6/2008), +/-2% (26/05/2008 đến 05/11/2008), +/-3% (06/11/2008 đến 23/03/2009), +/-5% (24/03/2009 đến 25/11/2009) +/-3% (26/11/2009 đến 11/02/2011), +/-1% (từ 11/02/2011 đến 11/8/2015), +/-2% (từ 12/8/2015 đến 18/8/2015), và +/-3% (từ 19/8/2015 đến hết 2015.

1/2016-nay

Chế độ tỷ giá trung tâm

Tỷ giá trung tâm được xác định hàng ngày trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam và các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ.

Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được giữ ở mức +/-3%.

Chú thích:

(1) DBR (2011), “EU Monitor 78: Macroeconomic coordination: What can a scoreboard approach achieve?” Reports on European integration, January 28, 2011.

Nguồn: Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh (chủ biên) (2017). Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển . NXB Tri Thức. (Báo cáo được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu: CIEM, VIE, VEPR, VCCI).